Trang trại khép kín thực sự là mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Ưu điểm của mô hình này là giúp người chăn nuôi vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu bệnh tật và có thể phát triển chăn nuôi bền vững.
Khu trang trại nhà anh Hoàng
Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi đến với trang trại nhà anh Lê Văn Hoàng thôn Minh Đức xã Minh Quân, hiện ra trước mắt chúng tôi là một cơ ngơi bề thế. Mới đầu tôi lầm tưởng chắc gia chủ phải là một thương gia giàu có, nhưng ngược lại trước mắt tôi là một thanh niên thế hệ 9X tuổi đời còn rất trẻ, cái dáng cao cao gầy gầy của anh và khuôn mặt sạm nắng nhưng rắn giỏi quyết đoán.
Anh Lê Văn Hoàng
|
Tâm sự với tôi anh kể: Em sinh ra ở một vùng quê nghèo, hồi đó cuộc sống còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn gia đình có mẹ già ốm đau đã nhiều năm không có khả năng lao động, bản thân học hết phổ thông vì hoàn cảnh gia đình nên không có cơ hội học cao hơn. Thoát khỏi cảnh nghèo quả là một bài toán khó với một người chưa có kiến thức gì về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhưng với một sự quyết tâm cao một bản lĩnh cần cù chịu khó của người nông dân anh không chịu ngồi yên để cho cái đói cái nghèo mãi vây quanh mình như vậy được. |
Với số vốn ít ỏi trong tay dành dụng được anh xây lò đốt gạch xong chỉ được một thời gian do ô nhiễm môi trường và chưa có kỹ thuật nên thất bại, số gạch sản xuất ra không có người mua. Không chịu đầu hàng với số phận anh đi vay bạn bè, anh em, họ hàng đầu tư vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt cùng với xây kè hơn 7.000 m2 ao để nuôi cá và hơn 5 sào đất cải tạo để trồng thanh long. Anh lên mạng học hỏi kỹ thuật, học hỏi các mô hình trang trại trên đất nước mình, cùng với việc học hỏi kinh nghiệm của một số trang trại chăn nuôi đại gia súc, gia cầm trong tỉnh. Đầu năm 2018 giá lợn hơi rớt thảm hại chỉ còn 17 đến 18 ngàn đ/kg, anh lỗ gần 2 tỷ đồng. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất, nhưng hình như cái khó cái nghèo lúc nào cũng là một đại lượng tỷ lệ nghịch với anh. Được sự hỗ trợ của nhà nước một phần và hỗ trợ của bạn bè anh em, đặc biệt là sự quyết tâm cao anh bắt tay xây dựng lại, tính đến nay anh luôn duy trì nuôi 130 con lợn thịt, 50 con lợn nái dùng để cung cấp giống tại chỗ, gà đẻ trứng trên 700 con, vịt đẻ trứng trên 500 con, trên 3.000 cá rô phi, trôi, mè. Với sự liên kết đầu mối tiêu thụ sản phẩm dưới xuôi, bình thường trứng gà, vịt sản xuất 01 ngày trên 1.000 quả bán giá 25 đến 28 ngàn đồng/10 quả, chu kỳ 3,5 tháng xuất 01 lứa lợn thịt đạt trên 04 tấn, giá thời điểm cao nhất 90 ngàn đồng/kg, ao cá 5,5 tháng cho thu hoạch 1 lần khoảng 03 tấn cá với giá bán 25 ngàn đồng/kg, 01 năm thu hoạch 8 tấn quả thanh long bán giá 20 ngàn đồng/kg. Ngoài ra anh còn kinh doanh thêm cả cám con cò để tăng thu nhập cho gia đình. Doanh thu của trang trại từ đầu năm đến nay đạt trên 2 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2019 và 2020 trang trại của anh không bị ảnh hưởng dịch bệnh gì do quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh và an toàn sinh học rất cao. Anh tâm sự với tôi là đang tiếp tục mở rộng trang trại trên diện tích 5 ha, mô hình nuôi lợn và trồng cây ăn quả dự kiến đến giữa năm 2021 hoàn thiện đưa vào sản xuất. Trang trại thường thu hút 4 đến 5 lao động theo thời vụ với tiền công bình quân 220 ngàn đồng/người/ngày.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, anh Hoàng cũng chia sẻ với các hộ chăn nuôi: Muốn chăn nuôi có lãi thì yếu tố quan trọng là người chăn nuôi phải có kiến thức về chăn nuôi thú y, phải tìm hiểu thị trường, biết định hướng xem nuôi con gì, khi nào nuôi, khi nào dừng nuôi sao cho phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp lý, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; đồng thời phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Lợn con, lợn thương phẩm, lợn nái, lợn nái hậu bị, gà vịt cũng vậy đều có cách chăm sóc riêng. Vì vậy, người nông dân cần phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại lợn, gia cầm trong đó việc kiểm soát dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất giúp cho người chăn nuôi bảo toàn được số lượng đầu đàn và sản xuất có lãi.
Đến thăm trang trại mới thấy được ý chí, nghị lực và tâm huyết của anh đã được đền đáp xứng đáng. Hiện nay anh cũng đã có một cơ ngơi khang trang với quy mô lớn, khoa học, bài bản và hiệu quả cao. Tạm biệt anh người nông dân hiền lành chịu khó tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng với một nghị lực tuyệt vời trang trại của anh đang hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai./.
Bài và ảnh: Quốc Khánh
Trang trại khép kín thực sự là mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Ưu điểm của mô hình này là giúp người chăn nuôi vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu bệnh tật và có thể phát triển chăn nuôi bền vững.Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi đến với trang trại nhà anh Lê Văn Hoàng thôn Minh Đức xã Minh Quân, hiện ra trước mắt chúng tôi là một cơ ngơi bề thế. Mới đầu tôi lầm tưởng chắc gia chủ phải là một thương gia giàu có, nhưng ngược lại trước mắt tôi là một thanh niên thế hệ 9X tuổi đời còn rất trẻ, cái dáng cao cao gầy gầy của anh và khuôn mặt sạm nắng nhưng rắn giỏi quyết đoán.
Anh Lê Văn Hoàng
Tâm sự với tôi anh kể: Em sinh ra ở một vùng quê nghèo, hồi đó cuộc sống còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn gia đình có mẹ già ốm đau đã nhiều năm không có khả năng lao động, bản thân học hết phổ thông vì hoàn cảnh gia đình nên không có cơ hội học cao hơn. Thoát khỏi cảnh nghèo quả là một bài toán khó với một người chưa có kiến thức gì về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhưng với một sự quyết tâm cao một bản lĩnh cần cù chịu khó của người nông dân anh không chịu ngồi yên để cho cái đói cái nghèo mãi vây quanh mình như vậy được.
Với số vốn ít ỏi trong tay dành dụng được anh xây lò đốt gạch xong chỉ được một thời gian do ô nhiễm môi trường và chưa có kỹ thuật nên thất bại, số gạch sản xuất ra không có người mua. Không chịu đầu hàng với số phận anh đi vay bạn bè, anh em, họ hàng đầu tư vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt cùng với xây kè hơn 7.000 m2 ao để nuôi cá và hơn 5 sào đất cải tạo để trồng thanh long. Anh lên mạng học hỏi kỹ thuật, học hỏi các mô hình trang trại trên đất nước mình, cùng với việc học hỏi kinh nghiệm của một số trang trại chăn nuôi đại gia súc, gia cầm trong tỉnh. Đầu năm 2018 giá lợn hơi rớt thảm hại chỉ còn 17 đến 18 ngàn đ/kg, anh lỗ gần 2 tỷ đồng. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất, nhưng hình như cái khó cái nghèo lúc nào cũng là một đại lượng tỷ lệ nghịch với anh. Được sự hỗ trợ của nhà nước một phần và hỗ trợ của bạn bè anh em, đặc biệt là sự quyết tâm cao anh bắt tay xây dựng lại, tính đến nay anh luôn duy trì nuôi 130 con lợn thịt, 50 con lợn nái dùng để cung cấp giống tại chỗ, gà đẻ trứng trên 700 con, vịt đẻ trứng trên 500 con, trên 3.000 cá rô phi, trôi, mè. Với sự liên kết đầu mối tiêu thụ sản phẩm dưới xuôi, bình thường trứng gà, vịt sản xuất 01 ngày trên 1.000 quả bán giá 25 đến 28 ngàn đồng/10 quả, chu kỳ 3,5 tháng xuất 01 lứa lợn thịt đạt trên 04 tấn, giá thời điểm cao nhất 90 ngàn đồng/kg, ao cá 5,5 tháng cho thu hoạch 1 lần khoảng 03 tấn cá với giá bán 25 ngàn đồng/kg, 01 năm thu hoạch 8 tấn quả thanh long bán giá 20 ngàn đồng/kg. Ngoài ra anh còn kinh doanh thêm cả cám con cò để tăng thu nhập cho gia đình. Doanh thu của trang trại từ đầu năm đến nay đạt trên 2 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2019 và 2020 trang trại của anh không bị ảnh hưởng dịch bệnh gì do quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh và an toàn sinh học rất cao. Anh tâm sự với tôi là đang tiếp tục mở rộng trang trại trên diện tích 5 ha, mô hình nuôi lợn và trồng cây ăn quả dự kiến đến giữa năm 2021 hoàn thiện đưa vào sản xuất. Trang trại thường thu hút 4 đến 5 lao động theo thời vụ với tiền công bình quân 220 ngàn đồng/người/ngày.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, anh Hoàng cũng chia sẻ với các hộ chăn nuôi: Muốn chăn nuôi có lãi thì yếu tố quan trọng là người chăn nuôi phải có kiến thức về chăn nuôi thú y, phải tìm hiểu thị trường, biết định hướng xem nuôi con gì, khi nào nuôi, khi nào dừng nuôi sao cho phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp lý, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; đồng thời phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Lợn con, lợn thương phẩm, lợn nái, lợn nái hậu bị, gà vịt cũng vậy đều có cách chăm sóc riêng. Vì vậy, người nông dân cần phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại lợn, gia cầm trong đó việc kiểm soát dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất giúp cho người chăn nuôi bảo toàn được số lượng đầu đàn và sản xuất có lãi.
Đến thăm trang trại mới thấy được ý chí, nghị lực và tâm huyết của anh đã được đền đáp xứng đáng. Hiện nay anh cũng đã có một cơ ngơi khang trang với quy mô lớn, khoa học, bài bản và hiệu quả cao. Tạm biệt anh người nông dân hiền lành chịu khó tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng với một nghị lực tuyệt vời trang trại của anh đang hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai./.
Bài và ảnh: Quốc Khánh