Ngày mùng 5/7/2023, Đoàn khảo sát liên ngành do Bộ Xây dựng chủ trì đã có buổi làm việc với UBND thành phố Yên Bái về việc thực hiện Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục đô thị bộ Xây dựng và các đồng chí đại diện cho các Bộ, ngành liên quan, về phía tỉnh Yên Bái có Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan, thành phố Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tich HĐND thành phố, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố và các đồng chí trong thường trực UBND, trường các phòng ban chuyên môn.
Tại buổi làm việc lãnh đạo thành phố đã nêu các căn cứ để lập dự án, tình hình triển khai lập đề án như: Cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp, định hướng thành phố thành phố Yên Bái là một đô thị quan trọng trong hệ thống đô thị Trung du miền núi phía Bắc, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng, là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái vào giai đoạn 2021-2025. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Yên Bái, Ủy Ban nhân dân thành phố Yên Bái đã tổ chức lập Đề án Đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II. Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 08/4/2023 trình Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Ngày 12/4/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND Thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Ngày 09/5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã trình Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 09/5/2023 về việc thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Căn cứ Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Sau khi đánh giá, tổng số điểm thành phố Yên Bái đạt được là 87,57 điểm (theo thang điểm 100), đạt 05/05 tiêu chí, tương ứng với 63 tiêu chuẩn được chia làm ba nhóm tiêu chuẩn như sau:
- Nhóm tiêu chuẩn đã đạt bằng và vượt mức tối đa của tiêu chuẩn quy định: Có 41 tiêu chuẩn.
- Nhóm tiêu chuẩn đạt tối thiểu và trên mức điểm tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa: Có 18 tiêu chuẩn. Trong đó có 02 tiêu chuẩn áp dụng vùng miền, bao gồm: Dân số toàn đô thị; Mật độ dân số toàn đô thị.
- Nhóm tiêu chuẩn chưa đạt điểm (đạt 0 điểm): Có 4 tiêu chuẩn, bao gồm các tiêu chuẩn sau: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; Nhà tang lễ; Công trình xanh; Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.
Chi cục Thống kê thành phố Yên Bái trực tiếp tổng hợp, đánh giá tiêu chí số 2 quy mô dân số: Đạt 6,46/8 điểm; Tiêu chí số 3 mật độ dân số: Đạt 6,5/8 điểm.
Một số giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới được nêu lên đó là nâng cao chất lượng đô thị theo các tiêu chí phân loại đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức lập chương trình phát triển đô thị thành phố Yên Bái, trong đó xác định mục tiêu: Đến năm 2025: Thực hiện hoàn thành 63/63 tiêu chuẩn, bằng 100% các tiêu chuẩn đô thị loại II (Trong đó có 47 tiêu chuẩn đạt ngưỡng tối đa, 16 tiêu chuẩn đạt giữa tối đa và tối thiểu, không có tiêu chuẩn 0 điểm). Đúng theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện hoàn thành 63/63 tiêu chuẩn, bằng 100% các tiêu chuẩn đô thị loại II (Trong đó có 56 tiêu chuẩn đạt ngưỡng tối đa, 7 tiêu chuẩn đạt giữa tối đa và tối thiểu).
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đại diện các bộ ngành, của UBND tỉnh Yên Bái và thành phố Yên Bái. đồng chí Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị bộ Xây dựng đã kết luận hội nghị nêu rõ việc nâng cấp lên đô thị loại II là dấu ấn lịch sử ghi nhận thành quả phấn đấu của thành phố Yên Bái trong những năm qua, đáp ứng được nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân thành phố Yên Bái nói riêng và của cả tỉnh Yên Bái nói chung và là nguồn động viên khích lệ to lớn để thành phố tiếp tục phấn đấu, khắc phục những tồn tại bất cập và khai thác tốt các lợi thế để tiếp tục xây dựng thành phố Yên Bái “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tuy nhiên cần xem xét quy mô dân số và tổng hợp thêm số người đang làm việc trong khối an ninh, quốc phòng, xin xác nhận bằng văn bản (mật) để tổng hợp chung làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu khác có liên quan đảm bảo tiến độ trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II vào dịp kỷ niệm 65 năm (25/9/1958 - 25/9/2023) ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái.
Việt Dũng
Ngày mùng 5/7/2023, Đoàn khảo sát liên ngành do Bộ Xây dựng chủ trì đã có buổi làm việc với UBND thành phố Yên Bái về việc thực hiện Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục đô thị bộ Xây dựng và các đồng chí đại diện cho các Bộ, ngành liên quan, về phía tỉnh Yên Bái có Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan, thành phố Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tich HĐND thành phố, đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố và các đồng chí trong thường trực UBND, trường các phòng ban chuyên môn.
Tại buổi làm việc lãnh đạo thành phố đã nêu các căn cứ để lập dự án, tình hình triển khai lập đề án như: Cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp, định hướng thành phố thành phố Yên Bái là một đô thị quan trọng trong hệ thống đô thị Trung du miền núi phía Bắc, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng, là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái vào giai đoạn 2021-2025. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Yên Bái, Ủy Ban nhân dân thành phố Yên Bái đã tổ chức lập Đề án Đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II. Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 08/4/2023 trình Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Ngày 12/4/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND Thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái. Ngày 09/5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã trình Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 09/5/2023 về việc thẩm định Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Căn cứ Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Sau khi đánh giá, tổng số điểm thành phố Yên Bái đạt được là 87,57 điểm (theo thang điểm 100), đạt 05/05 tiêu chí, tương ứng với 63 tiêu chuẩn được chia làm ba nhóm tiêu chuẩn như sau:
Nhóm tiêu chuẩn đã đạt bằng và vượt mức tối đa của tiêu chuẩn quy định: Có 41 tiêu chuẩn.
Nhóm tiêu chuẩn đạt tối thiểu và trên mức điểm tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa: Có 18 tiêu chuẩn. Trong đó có 02 tiêu chuẩn áp dụng vùng miền, bao gồm: Dân số toàn đô thị; Mật độ dân số toàn đô thị.
Nhóm tiêu chuẩn chưa đạt điểm (đạt 0 điểm): Có 4 tiêu chuẩn, bao gồm các tiêu chuẩn sau: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; Nhà tang lễ; Công trình xanh; Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.
Chi cục Thống kê thành phố Yên Bái trực tiếp tổng hợp, đánh giá tiêu chí số 2 quy mô dân số: Đạt 6,46/8 điểm; Tiêu chí số 3 mật độ dân số: Đạt 6,5/8 điểm.
Một số giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới được nêu lên đó là nâng cao chất lượng đô thị theo các tiêu chí phân loại đô thị. Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức lập chương trình phát triển đô thị thành phố Yên Bái, trong đó xác định mục tiêu: Đến năm 2025: Thực hiện hoàn thành 63/63 tiêu chuẩn, bằng 100% các tiêu chuẩn đô thị loại II (Trong đó có 47 tiêu chuẩn đạt ngưỡng tối đa, 16 tiêu chuẩn đạt giữa tối đa và tối thiểu, không có tiêu chuẩn 0 điểm). Đúng theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện hoàn thành 63/63 tiêu chuẩn, bằng 100% các tiêu chuẩn đô thị loại II (Trong đó có 56 tiêu chuẩn đạt ngưỡng tối đa, 7 tiêu chuẩn đạt giữa tối đa và tối thiểu).
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đại diện các bộ ngành, của UBND tỉnh Yên Bái và thành phố Yên Bái. đồng chí Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị bộ Xây dựng đã kết luận hội nghị nêu rõ việc nâng cấp lên đô thị loại II là dấu ấn lịch sử ghi nhận thành quả phấn đấu của thành phố Yên Bái trong những năm qua, đáp ứng được nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân thành phố Yên Bái nói riêng và của cả tỉnh Yên Bái nói chung và là nguồn động viên khích lệ to lớn để thành phố tiếp tục phấn đấu, khắc phục những tồn tại bất cập và khai thác tốt các lợi thế để tiếp tục xây dựng thành phố Yên Bái “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tuy nhiên cần xem xét quy mô dân số và tổng hợp thêm số người đang làm việc trong khối an ninh, quốc phòng, xin xác nhận bằng văn bản (mật) để tổng hợp chung làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu khác có liên quan đảm bảo tiến độ trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II vào dịp kỷ niệm 65 năm (25/9/1958 - 25/9/2023) ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái.
Việt Dũng