9 tháng năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều phục hồi chậm, có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục. Song tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực và đạt kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Dù đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực và tốc độ tăng GDP được cải thiện qua từng quý: Quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát nhìn chung có xu hướng giảm dần trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao. CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra (khoảng 4,5%). Cả nước có 116,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,1% so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tính tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng tăng qua từng quý (Quý I giảm 0,75%; quý II tăng 0,95%; quý III tăng 4,57%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,9%). Kết quả này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Chính phủ đóng vai trò "nhạc trưởng” với những phản ứng chính sách và quyết đáp kịp thời, linh hoạt, uyển chuyển.
Với phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", trong 9 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.
Năm 2023 là năm cuối thực hiện phần lớn các chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022, do đó, Chính phủ đã xác định thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo điều hành. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Hàng loạt các văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành như: Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 25/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...
Trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và giữ ở mức cao, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nổi bật trong đó là thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất chỉ trong 4 tháng (từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023) với mức giảm từ 0,5-2%/năm. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1,0%/năm so với cuối năm 2022.
Một loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động
Chính phủ đồng thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng lĩnh vực. Ví dụ như đối với lĩnh vực bất động sản, ngày 11/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, an toàn, bền vững. Theo đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…; điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ quyết định giảm tiền thuê đất 30% cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg được ban hành ngày 03/10/2023.
Đặc biệt, trước tình hình kinh tế khó khăn chung, để tạo điều kiện thuận lợi cho người thu nhập thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội, ổn định cuộc sống, Chính phủ đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân. Ngày 03/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao triển khai thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120 nghìn tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các NHTM ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể. Đây là một quyết sách quan trọng giúp thị trường bất động sản từng bước hồi phục và hướng đến mục đích lâu dài là phát triển bền vững.
Thủ tướng thăm Khu nhà ở xã hội (phường Quỳnh Lâm, TP. Hòa Bình) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đối với thị trường trái phiếu, Chính phủ thực hiện các giải pháp để khôi phục niềm tin nhà đầu tư và giảm áp lực thanh khoản của thị trường sau những "cú sốc" tâm lý diễn ra trong năm 2022 bằng việc ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP nhằm giúp các tổ chức phát hành tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn. Chính phủ đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành trong tháng 7/2023, góp phần tăng tính minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, góp phần thúc đẩy tính thanh khoản, từng bước đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Năm 2023 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo điều hành về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công với quyết tâm cao phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023, ví dụ như Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; thành lập tổ công tác kiểm tra vốn đầu tư công năm 2023 tại một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhằm kiểm tra đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết. Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 9 tháng năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 2.260,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng chỉ tiêu này của quý III đạt 7,6% cao hơn mức tăng của quý II (5,6%) và quý I (3,6%). Nhiều dự án, công trình giao thông, hạ tầng, công nghiệp trọng điểm được khởi công và khánh thành, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước trong những tháng cuối năm.
Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta trong những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, nhiều nền kinh tế lớn có xu hướng khuyến khích, đưa dòng vốn FDI quay trở về nước. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia trong khu vực cũng dần “tăng nhiệt” với nhiều chính sách mới để cạnh tranh đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển. Những yếu tố này đang gây áp lực, làm giảm đáng kể dòng vốn FDI toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, trong đó có các đối tác đầu tư của Việt Nam. Trước tình hình này, Chính phủ chỉ đạo thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ, các dự án FDI có quy mô lớn, tác động mạnh đến xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước; đồng thời tập trung xử lý, giải quyết vướng mắc, nhất là cơ chế về chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, mặt bằng... Các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã mang lại hiệu quả, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 tiếp tục được duy trì với gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 đạt cao nhất của 9 tháng của các năm từ 2019 đến nay với 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, kinh tế toàn cầu mang những gam màu ảm đạm khiến cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều trở ngại. Trong bối cảnh đó, Chính phủ tăng cường gặp gỡ lãnh đạo cấp cao các nước, đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới để mở ra những cơ hội hợp tác xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đồng thời chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp khơi thông thị trường xuất khẩu; khôi phục và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, truyền thống, nhất là thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, ASEAN.... song song với tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng như khu vực Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Thị trường Halal, các thị trường ngách. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường thực hiện hoạt động xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, tận dụng tối đa lợi ích của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên; nhất là kịp thời thông tin, cảnh báo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của các nước đối tác xuất khẩu. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu Việt Nam ngày càng tích cực hơn. Nếu như quý I/2023 và quý II/2023 có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, lần lượt là 11,9% và 14,2% so với cùng kỳ năm trước thì đến quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm ở mức 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, thúc đẩy và kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE); thực hiện các thủ tục để có thể khởi động đàm phát các FTA với Ai cập, Nam Phi, các nước Nam Mỹ... từ đó mở rộng thêm cánh cửa cho xuất khẩu Việt Nam.
9 tháng năm 2023 đã đánh dấu sự khởi sắc của du lịch Việt Nam sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính chung 9 tháng, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả này là nhờ hàng loạt các giải pháp hỗ trợ ngành du lịch phát triển theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ như: Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước, trong đó có du lịch; Phát huy vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam; Nâng thời hạn visa điện tử cho khách du lịch; Thúc đẩy, tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam và đến địa bàn trọng điểm du lịch của nước ta....
Bên cạnh đó, Chính phủ còn chỉ đạo thực hiện đồng thời hàng loạt các giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại, thị trường trong nước, đảm bảo cung cầu hàng hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy công tác quy hoạch, cải cách hành chính; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cải thiện môi trường đàu tư, kinh doanh; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển thị trường lao động linh hoạt..., góp phần tô những gam sáng lên bức tranh kinh tế - xã hội 9 tháng qua.
Trong quý cuối cùng của năm 2023, khó khăn còn nhiều, nhất là "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế trong nước. Do đó, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 là thách thức lớn, song Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao để nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023./.
Theo: Bích Ngọc Tạp chí Con số & Sự kiện
9 tháng năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều phục hồi chậm, có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục. Song tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực và đạt kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Dù đây không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực và tốc độ tăng GDP được cải thiện qua từng quý: Quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát nhìn chung có xu hướng giảm dần trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao. CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra (khoảng 4,5%). Cả nước có 116,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,1% so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tính tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng tăng qua từng quý (Quý I giảm 0,75%; quý II tăng 0,95%; quý III tăng 4,57%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,9%). Kết quả này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Chính phủ đóng vai trò "nhạc trưởng” với những phản ứng chính sách và quyết đáp kịp thời, linh hoạt, uyển chuyển.
Với phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", trong 9 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.
Năm 2023 là năm cuối thực hiện phần lớn các chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022, do đó, Chính phủ đã xác định thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo điều hành. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Hàng loạt các văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành như: Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 25/7/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...
Trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và giữ ở mức cao, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nổi bật trong đó là thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất chỉ trong 4 tháng (từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023) với mức giảm từ 0,5-2%/năm. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1,0%/năm so với cuối năm 2022.
Một loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động
Chính phủ đồng thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng lĩnh vực. Ví dụ như đối với lĩnh vực bất động sản, ngày 11/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, an toàn, bền vững. Theo đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…; điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ quyết định giảm tiền thuê đất 30% cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg được ban hành ngày 03/10/2023.
Đặc biệt, trước tình hình kinh tế khó khăn chung, để tạo điều kiện thuận lợi cho người thu nhập thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội, ổn định cuộc sống, Chính phủ đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân. Ngày 03/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao triển khai thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120 nghìn tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các NHTM ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể. Đây là một quyết sách quan trọng giúp thị trường bất động sản từng bước hồi phục và hướng đến mục đích lâu dài là phát triển bền vững.
Thủ tướng thăm Khu nhà ở xã hội (phường Quỳnh Lâm, TP. Hòa Bình) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đối với thị trường trái phiếu, Chính phủ thực hiện các giải pháp để khôi phục niềm tin nhà đầu tư và giảm áp lực thanh khoản của thị trường sau những "cú sốc" tâm lý diễn ra trong năm 2022 bằng việc ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP nhằm giúp các tổ chức phát hành tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn. Chính phủ đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành trong tháng 7/2023, góp phần tăng tính minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, góp phần thúc đẩy tính thanh khoản, từng bước đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Năm 2023 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo điều hành về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công với quyết tâm cao phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023, ví dụ như Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; thành lập tổ công tác kiểm tra vốn đầu tư công năm 2023 tại một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhằm kiểm tra đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết. Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 9 tháng năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 2.260,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng chỉ tiêu này của quý III đạt 7,6% cao hơn mức tăng của quý II (5,6%) và quý I (3,6%). Nhiều dự án, công trình giao thông, hạ tầng, công nghiệp trọng điểm được khởi công và khánh thành, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước trong những tháng cuối năm.
Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của nước ta trong những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu chững lại, nhiều nền kinh tế lớn có xu hướng khuyến khích, đưa dòng vốn FDI quay trở về nước. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia trong khu vực cũng dần “tăng nhiệt” với nhiều chính sách mới để cạnh tranh đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển. Những yếu tố này đang gây áp lực, làm giảm đáng kể dòng vốn FDI toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, trong đó có các đối tác đầu tư của Việt Nam. Trước tình hình này, Chính phủ chỉ đạo thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ, các dự án FDI có quy mô lớn, tác động mạnh đến xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước; đồng thời tập trung xử lý, giải quyết vướng mắc, nhất là cơ chế về chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, mặt bằng... Các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã mang lại hiệu quả, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 tiếp tục được duy trì với gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 đạt cao nhất của 9 tháng của các năm từ 2019 đến nay với 15,91 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, kinh tế toàn cầu mang những gam màu ảm đạm khiến cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều trở ngại. Trong bối cảnh đó, Chính phủ tăng cường gặp gỡ lãnh đạo cấp cao các nước, đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới để mở ra những cơ hội hợp tác xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đồng thời chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan triển khai các giải pháp khơi thông thị trường xuất khẩu; khôi phục và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, truyền thống, nhất là thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, ASEAN.... song song với tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng như khu vực Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Thị trường Halal, các thị trường ngách. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường thực hiện hoạt động xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, tận dụng tối đa lợi ích của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên; nhất là kịp thời thông tin, cảnh báo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của các nước đối tác xuất khẩu. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu Việt Nam ngày càng tích cực hơn. Nếu như quý I/2023 và quý II/2023 có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, lần lượt là 11,9% và 14,2% so với cùng kỳ năm trước thì đến quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm ở mức 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, thúc đẩy và kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE); thực hiện các thủ tục để có thể khởi động đàm phát các FTA với Ai cập, Nam Phi, các nước Nam Mỹ... từ đó mở rộng thêm cánh cửa cho xuất khẩu Việt Nam.
9 tháng năm 2023 đã đánh dấu sự khởi sắc của du lịch Việt Nam sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính chung 9 tháng, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả này là nhờ hàng loạt các giải pháp hỗ trợ ngành du lịch phát triển theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ như: Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước, trong đó có du lịch; Phát huy vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam; Nâng thời hạn visa điện tử cho khách du lịch; Thúc đẩy, tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam và đến địa bàn trọng điểm du lịch của nước ta....
Bên cạnh đó, Chính phủ còn chỉ đạo thực hiện đồng thời hàng loạt các giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại, thị trường trong nước, đảm bảo cung cầu hàng hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy công tác quy hoạch, cải cách hành chính; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cải thiện môi trường đàu tư, kinh doanh; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển thị trường lao động linh hoạt..., góp phần tô những gam sáng lên bức tranh kinh tế - xã hội 9 tháng qua.
Trong quý cuối cùng của năm 2023, khó khăn còn nhiều, nhất là "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế trong nước. Do đó, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 là thách thức lớn, song Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao để nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023./.
Theo: Bích Ngọc Tạp chí Con số & Sự kiện