Thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên phạm vi cả nước, tỉnh Yên Bái đã tập trung chuẩn bị mọi công việc để cuộc Tổng điều tra đạt kết quả tốt nhất trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đinh Bá Toản - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tỉnh Yên Bái.
P.V: Xin đồng chí cho biết, mục đích và những điểm mới của cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 so với 4 cuộc Tổng điều tra trước?
Đồng chí Đinh Bá Toản - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tỉnh Yên Bái.
|
Đồng chí Đinh Bá Toản: Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 thu thập thông tin về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp nhằm đáp ứng các mục đích sau:
Một là, đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương.
Hai là, tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2016 theo Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia.
Ba là, bổ sung số liệu và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ tiếp theo của ngành thống kê, các bộ, ngành và địa phương.
Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 cơ bản kế thừa nội dung, phạm vi các cuộc Tổng điều tra trước nhằm đảm bảo tính so sánh của số liệu. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và số liệu trong tình hình mới, Tổng điều tra lần này có một số điểm mới:
Đây là lần đầu tiên thu thập số liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (hoạt động của các tổ chức quốc tế), chú trọng khai thác dữ liệu hành chính từ ngành thuế, kho bạc Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước khác như y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, thông tin truyền thông.
Mặt khác, do sự phát triển của các hoạt động kinh tế, Tổng điều tra lần này mở rộng thêm một số chỉ tiêu nhằm đánh giá sâu hơn kết quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu... trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở mỗi vùng, địa phương, các thông tin chuyên đề về gia công hàng hóa với nước ngoài của doanh nghiệp.
Ngoài hoạt động y tế, giáo dục, Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tách thêm các phiếu điều tra đối với hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông... là các lĩnh vực đang phát triển nhanh nhằm phục vụ yêu cầu đánh giá kết quả xã hội hóa, khả năng phát triển của các hoạt động sự nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...
Việc công bố thông tin cũng sẽ được thực hiện sớm hơn với nhiều loại ấn phẩm, công bố từng phần theo chuyên đề, nội dung thông tin chi tiết hơn theo ngành kinh tế, khu vực sở hữu.
P.V: Thưa đồng chí, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện ra sao?
Đồng chí Đinh Bá Toản: Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 là cuộc Tổng điều tra quan trọng, rất phức tạp, phạm vi rộng, các chỉ tiêu trong phiếu điều tra nhiều, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, ngoài chỉ tiêu chung của cơ sở kinh tế còn có các chỉ tiêu từng chuyên ngành, chuyên sâu, thể hiện tính chất phức tạp của cuộc Tổng điều tra này cho nên phải chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thực hiện thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01/3 - 31/5/2017.
Giai đoạn 2: Thực hiện thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01 - 30/7/2017.
Vì vậy, để triển khai cuộc Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trên cơ sở phương án điều tra và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, cuối tháng 10/2016, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh. Sau đó, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện, cấp xã thành lập ban chỉ đạo, tổ thường trực Tổng điều tra cấp cơ sở xong trước ngày 15/12/2016. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/3/2017 về việc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai điều tra cụ thể của tỉnh và của từng huyện, thị, thành phố theo đúng phương án do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương đề ra; khối doanh nghiệp thành lập riêng một tổ rà soát doanh nghiệp, đến nay đã thực hiện xong công tác rà soát và phân chia các đơn vị điều tra cho từng huyện, thị xã, thành phố.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh đã tập huấn cho thành viên ban chỉ đạo, tổ thường trực cấp huyện và giám sát viên cấp tỉnh vào đầu tháng 3/2017 vừa qua. Ban chỉ đạo cấp huyện sẽ tập huấn 3 lớp theo từng giai đoạn của cuộc Tổng điều tra. Hiện nay, ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện đã và đang khẩn trương tập huấn nghiệp vụ lớp đầu cho điều tra viên, tổ trưởng điều tra và giám sát viên cấp huyện tham gia Tổng điều tra.
Song song với việc tập huấn nghiệp vụ, ban chỉ đạo các cấp cũng tích cực tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung chính và kế hoạch thực hiện cuộc Tổng điều tra đến các cấp, các ngành và các đối tượng điều tra.
P.V: Với Yên Bái, để cuộc Tổng điều tra lần này đạt kết quả tốt nhất, chúng ta cần quán triệt và tập trung thực hiện những công tác gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Đinh Bá Toản: Để cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất, cần quán triệt và tập trung thực hiện những nội dung sau:
Một là: Về nhận thức, chúng ta phải xem công tác Tổng điều tra là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chứ không phải của riêng ngành thống kê. Đồng thời, phải nhận thức rằng công tác Tổng điều tra có hoàn thành tốt hay không thì ngoài khâu chỉ đạo còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của cả hai bên: bên khai thác thông tin và bên cung cấp thông tin. Do vậy, ban chỉ đạo các cấp (đặc biệt là cấp xã, phường) phải tăng cường công tác tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân để làm cho các tổ chức và cá nhân liên quan nhận thức đúng, có trách nhiệm trong cuộc Tổng điều tra, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khai báo, cung cấp thông tin theo quy định của phương án điều tra và Luật Thống kê đã quy định.
Hai là: Về tổ chức thực hiện, ban chỉ đạo các cấp cần bám sát kế hoạch thực hiện Tổng điều tra của UBND tỉnh đã ban hành, triển khai, thực hiện bảo đảm nội dung, tiến độ đề ra. Trước mắt là tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch Tổng điều tra ở cấp huyện, thị xã, thành phố; tuyển chọn điều tra viên; tổ chức các lớp tập huấn cho điều tra viên, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh.
Ba là: Ủy ban nhân dân, ban chỉ đạo các cấp trong quá trình chỉ đạo phải thường xuyên quan tâm công tác kiểm tra, giám sát vì đây là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng điều tra, đặc biệt ở cấp cơ sở. Thực tế đã chứng minh, lãnh đạo UBND, ban chỉ đạo ở địa phương nào có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác Tổng điều tra, thực sự quan tâm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thường xuyên thì địa phương đó thực hiện cuộc Tổng điều tra đạt kết quả tốt và ngược lại.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên phạm vi cả nước, tỉnh Yên Bái đã tập trung chuẩn bị mọi công việc để cuộc Tổng điều tra đạt kết quả tốt nhất trên địa bàn.Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đinh Bá Toản - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tỉnh Yên Bái.
P.V: Xin đồng chí cho biết, mục đích và những điểm mới của cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 so với 4 cuộc Tổng điều tra trước?
Đồng chí Đinh Bá Toản - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Đinh Bá Toản: Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 thu thập thông tin về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp nhằm đáp ứng các mục đích sau:
Một là, đánh giá sự phát triển về số lượng cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương.
Hai là, tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2016 theo Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia.
Ba là, bổ sung số liệu và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ tiếp theo của ngành thống kê, các bộ, ngành và địa phương.
Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 cơ bản kế thừa nội dung, phạm vi các cuộc Tổng điều tra trước nhằm đảm bảo tính so sánh của số liệu. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và số liệu trong tình hình mới, Tổng điều tra lần này có một số điểm mới:
Đây là lần đầu tiên thu thập số liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (hoạt động của các tổ chức quốc tế), chú trọng khai thác dữ liệu hành chính từ ngành thuế, kho bạc Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước khác như y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, thông tin truyền thông.
Mặt khác, do sự phát triển của các hoạt động kinh tế, Tổng điều tra lần này mở rộng thêm một số chỉ tiêu nhằm đánh giá sâu hơn kết quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu và sự phân bố của các cơ sở, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu... trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở mỗi vùng, địa phương, các thông tin chuyên đề về gia công hàng hóa với nước ngoài của doanh nghiệp.
Ngoài hoạt động y tế, giáo dục, Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 tách thêm các phiếu điều tra đối với hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông... là các lĩnh vực đang phát triển nhanh nhằm phục vụ yêu cầu đánh giá kết quả xã hội hóa, khả năng phát triển của các hoạt động sự nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...
Việc công bố thông tin cũng sẽ được thực hiện sớm hơn với nhiều loại ấn phẩm, công bố từng phần theo chuyên đề, nội dung thông tin chi tiết hơn theo ngành kinh tế, khu vực sở hữu.
P.V: Thưa đồng chí, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện ra sao?
Đồng chí Đinh Bá Toản: Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 là cuộc Tổng điều tra quan trọng, rất phức tạp, phạm vi rộng, các chỉ tiêu trong phiếu điều tra nhiều, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, ngoài chỉ tiêu chung của cơ sở kinh tế còn có các chỉ tiêu từng chuyên ngành, chuyên sâu, thể hiện tính chất phức tạp của cuộc Tổng điều tra này cho nên phải chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thực hiện thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01/3 - 31/5/2017.
Giai đoạn 2: Thực hiện thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01 - 30/7/2017.
Vì vậy, để triển khai cuộc Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trên cơ sở phương án điều tra và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, cuối tháng 10/2016, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh. Sau đó, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện, cấp xã thành lập ban chỉ đạo, tổ thường trực Tổng điều tra cấp cơ sở xong trước ngày 15/12/2016. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/3/2017 về việc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai điều tra cụ thể của tỉnh và của từng huyện, thị, thành phố theo đúng phương án do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương đề ra; khối doanh nghiệp thành lập riêng một tổ rà soát doanh nghiệp, đến nay đã thực hiện xong công tác rà soát và phân chia các đơn vị điều tra cho từng huyện, thị xã, thành phố.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh đã tập huấn cho thành viên ban chỉ đạo, tổ thường trực cấp huyện và giám sát viên cấp tỉnh vào đầu tháng 3/2017 vừa qua. Ban chỉ đạo cấp huyện sẽ tập huấn 3 lớp theo từng giai đoạn của cuộc Tổng điều tra. Hiện nay, ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện đã và đang khẩn trương tập huấn nghiệp vụ lớp đầu cho điều tra viên, tổ trưởng điều tra và giám sát viên cấp huyện tham gia Tổng điều tra.
Song song với việc tập huấn nghiệp vụ, ban chỉ đạo các cấp cũng tích cực tuyên truyền, làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung chính và kế hoạch thực hiện cuộc Tổng điều tra đến các cấp, các ngành và các đối tượng điều tra.
P.V: Với Yên Bái, để cuộc Tổng điều tra lần này đạt kết quả tốt nhất, chúng ta cần quán triệt và tập trung thực hiện những công tác gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Đinh Bá Toản: Để cuộc Tổng điều tra Kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất, cần quán triệt và tập trung thực hiện những nội dung sau:
Một là: Về nhận thức, chúng ta phải xem công tác Tổng điều tra là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chứ không phải của riêng ngành thống kê. Đồng thời, phải nhận thức rằng công tác Tổng điều tra có hoàn thành tốt hay không thì ngoài khâu chỉ đạo còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của cả hai bên: bên khai thác thông tin và bên cung cấp thông tin. Do vậy, ban chỉ đạo các cấp (đặc biệt là cấp xã, phường) phải tăng cường công tác tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân để làm cho các tổ chức và cá nhân liên quan nhận thức đúng, có trách nhiệm trong cuộc Tổng điều tra, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khai báo, cung cấp thông tin theo quy định của phương án điều tra và Luật Thống kê đã quy định.
Hai là: Về tổ chức thực hiện, ban chỉ đạo các cấp cần bám sát kế hoạch thực hiện Tổng điều tra của UBND tỉnh đã ban hành, triển khai, thực hiện bảo đảm nội dung, tiến độ đề ra. Trước mắt là tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch Tổng điều tra ở cấp huyện, thị xã, thành phố; tuyển chọn điều tra viên; tổ chức các lớp tập huấn cho điều tra viên, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh.
Ba là: Ủy ban nhân dân, ban chỉ đạo các cấp trong quá trình chỉ đạo phải thường xuyên quan tâm công tác kiểm tra, giám sát vì đây là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng điều tra, đặc biệt ở cấp cơ sở. Thực tế đã chứng minh, lãnh đạo UBND, ban chỉ đạo ở địa phương nào có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác Tổng điều tra, thực sự quan tâm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thường xuyên thì địa phương đó thực hiện cuộc Tổng điều tra đạt kết quả tốt và ngược lại.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!