Trấn Yên là huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng dâu nuôi tằm. Chương trình trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện được thực hiện từ năm 2001 đến nay, trên cơ sở thực tiễn đánh giá kết quả thực hiện từ mô hình tại xã Việt Thành cho thấy, trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, lao động trên địa bàn huyện Trấn Yên. Diện tích trồng dâu và nuôi tằm được phát triển mở rộng ra các xã Báo Đáp, Tân Đồng, Y Can, Quy Mông, Đào Thịnh, Hồng Ca, Hưng Khánh… hình thành vùng trồng dâu gắn với nuôi tằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nông dân. Thực tế cho thấy trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả rõ rệt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Trấn Yên đã phát triển được vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung, tạo được mối liên kết giữa các hộ sản xuất, hình thành các tổ nhóm liên kết trong sản xuất, gắn với các cơ sở thu mua kén. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao và áp dụng chặt chẽ trong trồng dâu và nuôi tằm, như: nuôi tằm 2 giai đoạn (nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm dưới nền đất) phát huy hiệu quả, giảm được lao động trong nuôi tằm; kỹ thuật nuôi tằm trên nền đất và kén vuông đã mang lại thu nhập cao cho người trồng dâu nuôi tằm; đã thử nghiệm và đưa các giống dâu lai có năng suất cao như giống dâu như Sa Nhị Luân, VH15, VH17... thay thế các giống dâu cũ làm tăng năng suất lá dâu; ứng dụng máy thái lá dâu chuyên dùng phục vụ nuôi tằm con tập trung đã phát huy hiệu quả, giảm công lao động cho hộ nuôi tằm con; sản phẩm kén tằm được tiêu thụ tương đối ổn định thông qua các cơ sở thu mua kén tằm trên địa bàn huyện. Trồng dâu, nuôi tằm là mô hình sản xuất thành công về giá trị và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên năm 2020 qua kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng trồng dâu nuôi tằm thời điểm 01 tháng 8 năm 2020 (theo Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên), đến thời điểm 01 tháng 8 năm 2020 diện tích dâu tằm hiện có trên địa bàn huyện Trấn Yên là 578,3 ha, giảm 12,45% so với số liệu huyện đang theo dõi. Một số xã có diện tích giảm nhiều như xã Tân Đồng: Diện tích hiện có 74,44 ha (giảm 56,83 ha), giảm 43,17% nguyên nhân giảm do đặc điểm địa hình tại xã Tân Đồng chủ yếu là ven đồi thấp, diện tích trồng dâu chủ yếu từ năm 2016 trở về trước nhân dân tận dụng các loại đất như đất vườn, ven khe suối, ven đồi thấp để phát triển mở rộng diện tích dâu; nhiều diện tích dâu được trồng xen canh với các loại cây trồng khác (chủ yếu là cây quế) ở vườn hộ gia đình đến nay cây quế phát triển mạnh, diện tích dâu là cây trồng xen ít được thâm canh chăm sóc, bị cây quế lấn át dẫn đến dâu không phát triển được, diện tích dâu bị giảm. Xã Báo Đáp: Diện tích hiện có 110,5 ha (giảm 5,04 ha), giảm 4,36%, nguyên nhân: do ảnh hưởng thiên tai và sạt lở đất trồng dâu men theo dọc Sông Hồng tại thôn Đình Xây là 1,5 ha; trong quá trình sản xuất gặp khó khăn các hộ dân không duy trì được diện tích dâu hiện có đã cuốc bỏ đi: 3,5 ha (trong đó thôn: Nhân Nghĩa 2,2 ha; thôn Đồng Sâm 0,37ha, thôn Đồng Gianh; 0,5 ha; Đồng Ghềnh: 0,43 ha). Xã Hưng Khánh: Diện tích hiện có 4,14 ha (giảm 9,77 ha), giảm 70,24%, nguyên nhân giảm do đặc điểm địa hình tại xã Hưng Khánh, diện tích trồng dâu từ năm 2018 tuy quy hoạch theo vùng để trồng dâu nhưng trong đó có nhiều hộ có diện tích trồng dâu nhỏ lẻ manh mún, một số hộ không có khả năng làm nhà tằm và diện tích dâu không đủ để nuôi tằm nên bỏ không chăm sóc dâu cằn cỗi, một số diện tích ruộng ngập úng cây dâu bị chết.
Mặt khác, năm 2020 giá kén tằm xuống thấp do ảnh hưởng của dịch COVID- 19. Có thời điểm giá kén tằm xuống thấp chỉ còn 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, nên thu nhập không đảm bảo công và chi phí cho lao động. Một số hộ gia đình thiếu công lao động, đất ruộng cằn cỗi không đủ điều kiện, chăm sóc kém hiệu quả đã phá bỏ chuyển đổi sang trồng cây khác nên diện tích dâu giảm.
Tổng số hộ trồng dâu toàn huyện là 1.429 hộ, trong đó số hộ nuôi tằm là 1.198 hộ chiếm 83,8% trong tổng số hộ trồng dâu. Trong 1.198 hộ nuôi tằm có 21 hộ nuôi tằm giống chiếm 1,75%. Sản lượng kén tằm năm 2020 ước đạt 667,5 tấn.
Qua kết quả điều tra cho thấy hoạt động trồng dâu, nuôi tằm năm 2020 trên địa bàn huyện Trấn Yên vẫn còn một số khó khăn như việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật vào thâm canh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu còn hạn chế, chưa đồng bộ, nên sản lượng và chất lượng lá dâu chưa cao; trong nuôi tằm đa số các hộ chưa thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh phòng bệnh cho tằm, đặc biệt đối với các hộ nuôi tằm con còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, không cách ly giữa các lứa nuôi nên có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh trong nuôi tằm. Sản xuất bước đầu đã có sự liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua các cơ sở tư nhân, nhưng sự liên kết còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, chưa gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm và sản phẩm làm ra chưa qua chế biến, không đảm bảo bền vững. Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô, chưa có sản phẩm chế biến sâu từ kén tằm, giá trị của sản phẩm và hiệu quả sản xuất chưa cao; chưa có cơ sở có quy mô lớn đầu tư vào chế biến sản phẩm kén tằm trên địa bàn huyện để thay đổi tư duy sản xuất của người dân, tiêu thụ ổn định bền vững và nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất từ trồng dâu nuôi tằm.
Chủ trương, định hướng trong phát triển trồng dâu nuôi tằm trong giai đoạn tới là mời gọi doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các hộ nuôi tằm từ khâu trồng dâu, nuôi tằm, thu mua sản phẩm kén tằm và xây dựng nhà máy ươm tơ, dệt lụa tạo sản phẩm đặc trưng của huyện cần phải có kế hoạch, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện bài bản, cụ thể thì nghề trồng dâu nuôi tằm mới có thể là một trong những trụ cột, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế toàn diện của huyện Trấn Yên.
Trồng dâu nuôi tằm tại hộ gia đình ông Trần Công Hoan và Bà Phạm Thị Hiệp
thôn Phố Hóp xã Báo Đáp huyện Trấn Yên.
Anh Đào
Trấn Yên là huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng dâu nuôi tằm. Chương trình trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện được thực hiện từ năm 2001 đến nay, trên cơ sở thực tiễn đánh giá kết quả thực hiện từ mô hình tại xã Việt Thành cho thấy, trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, lao động trên địa bàn huyện Trấn Yên. Diện tích trồng dâu và nuôi tằm được phát triển mở rộng ra các xã Báo Đáp, Tân Đồng, Y Can, Quy Mông, Đào Thịnh, Hồng Ca, Hưng Khánh… hình thành vùng trồng dâu gắn với nuôi tằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nông dân. Thực tế cho thấy trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả rõ rệt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Trấn Yên đã phát triển được vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung, tạo được mối liên kết giữa các hộ sản xuất, hình thành các tổ nhóm liên kết trong sản xuất, gắn với các cơ sở thu mua kén. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao và áp dụng chặt chẽ trong trồng dâu và nuôi tằm, như: nuôi tằm 2 giai đoạn (nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm dưới nền đất) phát huy hiệu quả, giảm được lao động trong nuôi tằm; kỹ thuật nuôi tằm trên nền đất và kén vuông đã mang lại thu nhập cao cho người trồng dâu nuôi tằm; đã thử nghiệm và đưa các giống dâu lai có năng suất cao như giống dâu như Sa Nhị Luân, VH15, VH17... thay thế các giống dâu cũ làm tăng năng suất lá dâu; ứng dụng máy thái lá dâu chuyên dùng phục vụ nuôi tằm con tập trung đã phát huy hiệu quả, giảm công lao động cho hộ nuôi tằm con; sản phẩm kén tằm được tiêu thụ tương đối ổn định thông qua các cơ sở thu mua kén tằm trên địa bàn huyện. Trồng dâu, nuôi tằm là mô hình sản xuất thành công về giá trị và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên năm 2020 qua kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng trồng dâu nuôi tằm thời điểm 01 tháng 8 năm 2020 (theo Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên), đến thời điểm 01 tháng 8 năm 2020 diện tích dâu tằm hiện có trên địa bàn huyện Trấn Yên là 578,3 ha, giảm 12,45% so với số liệu huyện đang theo dõi. Một số xã có diện tích giảm nhiều như xã Tân Đồng: Diện tích hiện có 74,44 ha (giảm 56,83 ha), giảm 43,17% nguyên nhân giảm do đặc điểm địa hình tại xã Tân Đồng chủ yếu là ven đồi thấp, diện tích trồng dâu chủ yếu từ năm 2016 trở về trước nhân dân tận dụng các loại đất như đất vườn, ven khe suối, ven đồi thấp để phát triển mở rộng diện tích dâu; nhiều diện tích dâu được trồng xen canh với các loại cây trồng khác (chủ yếu là cây quế) ở vườn hộ gia đình đến nay cây quế phát triển mạnh, diện tích dâu là cây trồng xen ít được thâm canh chăm sóc, bị cây quế lấn át dẫn đến dâu không phát triển được, diện tích dâu bị giảm. Xã Báo Đáp: Diện tích hiện có 110,5 ha (giảm 5,04 ha), giảm 4,36%, nguyên nhân: do ảnh hưởng thiên tai và sạt lở đất trồng dâu men theo dọc Sông Hồng tại thôn Đình Xây là 1,5 ha; trong quá trình sản xuất gặp khó khăn các hộ dân không duy trì được diện tích dâu hiện có đã cuốc bỏ đi: 3,5 ha (trong đó thôn: Nhân Nghĩa 2,2 ha; thôn Đồng Sâm 0,37ha, thôn Đồng Gianh; 0,5 ha; Đồng Ghềnh: 0,43 ha). Xã Hưng Khánh: Diện tích hiện có 4,14 ha (giảm 9,77 ha), giảm 70,24%, nguyên nhân giảm do đặc điểm địa hình tại xã Hưng Khánh, diện tích trồng dâu từ năm 2018 tuy quy hoạch theo vùng để trồng dâu nhưng trong đó có nhiều hộ có diện tích trồng dâu nhỏ lẻ manh mún, một số hộ không có khả năng làm nhà tằm và diện tích dâu không đủ để nuôi tằm nên bỏ không chăm sóc dâu cằn cỗi, một số diện tích ruộng ngập úng cây dâu bị chết.
Mặt khác, năm 2020 giá kén tằm xuống thấp do ảnh hưởng của dịch COVID- 19. Có thời điểm giá kén tằm xuống thấp chỉ còn 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, nên thu nhập không đảm bảo công và chi phí cho lao động. Một số hộ gia đình thiếu công lao động, đất ruộng cằn cỗi không đủ điều kiện, chăm sóc kém hiệu quả đã phá bỏ chuyển đổi sang trồng cây khác nên diện tích dâu giảm.
Tổng số hộ trồng dâu toàn huyện là 1.429 hộ, trong đó số hộ nuôi tằm là 1.198 hộ chiếm 83,8% trong tổng số hộ trồng dâu. Trong 1.198 hộ nuôi tằm có 21 hộ nuôi tằm giống chiếm 1,75%. Sản lượng kén tằm năm 2020 ước đạt 667,5 tấn.
Qua kết quả điều tra cho thấy hoạt động trồng dâu, nuôi tằm năm 2020 trên địa bàn huyện Trấn Yên vẫn còn một số khó khăn như việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật vào thâm canh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu còn hạn chế, chưa đồng bộ, nên sản lượng và chất lượng lá dâu chưa cao; trong nuôi tằm đa số các hộ chưa thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh phòng bệnh cho tằm, đặc biệt đối với các hộ nuôi tằm con còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, không cách ly giữa các lứa nuôi nên có nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh trong nuôi tằm. Sản xuất bước đầu đã có sự liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua các cơ sở tư nhân, nhưng sự liên kết còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, chưa gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm và sản phẩm làm ra chưa qua chế biến, không đảm bảo bền vững. Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô, chưa có sản phẩm chế biến sâu từ kén tằm, giá trị của sản phẩm và hiệu quả sản xuất chưa cao; chưa có cơ sở có quy mô lớn đầu tư vào chế biến sản phẩm kén tằm trên địa bàn huyện để thay đổi tư duy sản xuất của người dân, tiêu thụ ổn định bền vững và nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất từ trồng dâu nuôi tằm.
Chủ trương, định hướng trong phát triển trồng dâu nuôi tằm trong giai đoạn tới là mời gọi doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các hộ nuôi tằm từ khâu trồng dâu, nuôi tằm, thu mua sản phẩm kén tằm và xây dựng nhà máy ươm tơ, dệt lụa tạo sản phẩm đặc trưng của huyện cần phải có kế hoạch, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện bài bản, cụ thể thì nghề trồng dâu nuôi tằm mới có thể là một trong những trụ cột, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế toàn diện của huyện Trấn Yên.
Trồng dâu nuôi tằm tại hộ gia đình ông Trần Công Hoan và Bà Phạm Thị Hiệp
thôn Phố Hóp xã Báo Đáp huyện Trấn Yên.
Anh Đào