Thu hoạch đao riềng của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sở thôn Thịnh Bình xã Quy Mông.
Năm 2020, gia đình ông Nguyễn Văn Sở trên 70 tuổi, Thôn Thịnh Bình trồng 6 sào đao với sản lương thu hoạch trên 15 tấn củ tươi, sau khi trừ các loại chi phí, như phân bón, thuê cày bừa, thuê người thu hoạch, thuê vận chuyển, thuê máy sản xuất ra tinh bột được 2,5 tấn bán với giá trung bình 13 - 14 triệu /tấn, gia đình ông Sở còn thu gần 30 triệu đồng gấp 2,5 lần so với trồng lúa. Ông Sở cho biết khi mới trồng đao người dân vẫn tận dụng diện tích để trồng xen canh thêm được 1 vụ ngô, 6 sào trồng xen, sản lượng ngô thu được khoảng 6 tạ. Trồng đao riềng người dân tự để giống không phải mua củ giống như các cây trồng khác. Nhờ có nguồn thu nhập từ trồng đao nên kinh tế của gia đình ông Sở ở thôn Thịnh Bình ngày càng phát triển, nhà cửa mới được xây dựng khang trang.
Những năm gần đây trồng đao riềng đã mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân xã Quy Mông, nhận thấy trồng đao mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ trong xã đã chuyển đổi các diện tích soi bãi và đất vườn tạp để đầu tư mở rộng diện tích trồng đao riềng. Thực tế cho thấy trồng đao riềng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con nông dân trong xã. Năm 2020 xã Quy Mông trồng 40 ha đao tập chung tại các thôn Thịnh Bình 14 ha, Thôn Thịnh An 14 ha, Thôn Thịnh Hưng 4 ha… Hiệu quả từ cây đao riềng ở xã Quy Mông đã được khẳng định nên diện tích trồng mới tăng theo từng năm. Xã đã quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cây đao riềng theo hướng hàng hóa, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa từ khâu trồng đao, chế biến tinh bột đến làm miến đao. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực trong đó có sản phẩm Miến đao Quy Mông.
Anh Đào
Năm 2020, gia đình ông Nguyễn Văn Sở trên 70 tuổi, Thôn Thịnh Bình trồng 6 sào đao với sản lương thu hoạch trên 15 tấn củ tươi, sau khi trừ các loại chi phí, như phân bón, thuê cày bừa, thuê người thu hoạch, thuê vận chuyển, thuê máy sản xuất ra tinh bột được 2,5 tấn bán với giá trung bình 13 - 14 triệu /tấn, gia đình ông Sở còn thu gần 30 triệu đồng gấp 2,5 lần so với trồng lúa. Ông Sở cho biết khi mới trồng đao người dân vẫn tận dụng diện tích để trồng xen canh thêm được 1 vụ ngô, 6 sào trồng xen, sản lượng ngô thu được khoảng 6 tạ. Trồng đao riềng người dân tự để giống không phải mua củ giống như các cây trồng khác. Nhờ có nguồn thu nhập từ trồng đao nên kinh tế của gia đình ông Sở ở thôn Thịnh Bình ngày càng phát triển, nhà cửa mới được xây dựng khang trang.
Những năm gần đây trồng đao riềng đã mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân xã Quy Mông, nhận thấy trồng đao mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ trong xã đã chuyển đổi các diện tích soi bãi và đất vườn tạp để đầu tư mở rộng diện tích trồng đao riềng. Thực tế cho thấy trồng đao riềng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con nông dân trong xã. Năm 2020 xã Quy Mông trồng 40 ha đao tập chung tại các thôn Thịnh Bình 14 ha, Thôn Thịnh An 14 ha, Thôn Thịnh Hưng 4 ha… Hiệu quả từ cây đao riềng ở xã Quy Mông đã được khẳng định nên diện tích trồng mới tăng theo từng năm. Xã đã quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cây đao riềng theo hướng hàng hóa, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa từ khâu trồng đao, chế biến tinh bột đến làm miến đao. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực trong đó có sản phẩm Miến đao Quy Mông.
Anh Đào