Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2021 tăng 1,18% so với tháng trước và tăng 9,15% so với tháng 4/2020. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 10,41% so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 23,97%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,97%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 28,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,15%.
Phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 như: Khai thác quặng kim loại tăng 54,02%; khai khoáng khác tăng 6,25%; dệt tăng 7,26%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,95%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 6,41%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,45%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,27%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,26%; sản xuất kim loại tăng 1,65 lần; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí tăng 28,94%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 3,15%,...
Ngoài các ngành có mức tăng trên thì một số ngành công nghiệp cấp 2 giảm so với cùng kỳ năm 2020 như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 8,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 53,98%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 13,26%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 50,77%,...
Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh thời gian qua, ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển quan trọng, chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng khai khoáng. Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công nghiệp dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có quy mô sản xuất lớn, chất lượng ổn định, tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước,...Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: Công nghiệp chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra; cơ cấu lại ngành công nghiệp còn chậm và chưa rõ nét; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã đơn giản,...hạ tầng giao thông còn bất cập, thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu thợ tay nghề cao; cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển công nghiệp chưa phát huy được hiệu quả, việc huy động, bố trí các nguồn lực phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến thiếu mặt bằng sạch để thu hút đầu tư; chưa tạo ra nhiều chuỗi liên kết sản xuất, gia tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp của tỉnh,...
Để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh Yên Bái và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng; khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đồng thời, phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giầy. Ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học; đồng thời trong thời gian tới các cấp, các ngành cần có những giải pháp cụ thể khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án thủy điện, các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp Bảo Hưng và cụm công nghiệp Minh Quân. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, gắn với thực hiện đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logictics, xuất, nhập khẩu,...
QUANG LÂM
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2021 tăng 1,18% so với tháng trước và tăng 9,15% so với tháng 4/2020. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 10,41% so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 23,97%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,97%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 28,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,15%.
Phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 như: Khai thác quặng kim loại tăng 54,02%; khai khoáng khác tăng 6,25%; dệt tăng 7,26%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,95%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 6,41%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,45%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,27%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,26%; sản xuất kim loại tăng 1,65 lần; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí tăng 28,94%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 3,15%,...
Ngoài các ngành có mức tăng trên thì một số ngành công nghiệp cấp 2 giảm so với cùng kỳ năm 2020 như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 8,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 53,98%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 13,26%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 50,77%,...
Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh thời gian qua, ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển quan trọng, chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng khai khoáng. Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công nghiệp dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có quy mô sản xuất lớn, chất lượng ổn định, tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước,...Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: Công nghiệp chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra; cơ cấu lại ngành công nghiệp còn chậm và chưa rõ nét; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã đơn giản,...hạ tầng giao thông còn bất cập, thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu thợ tay nghề cao; cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển công nghiệp chưa phát huy được hiệu quả, việc huy động, bố trí các nguồn lực phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến thiếu mặt bằng sạch để thu hút đầu tư; chưa tạo ra nhiều chuỗi liên kết sản xuất, gia tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp của tỉnh,...
Để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh Yên Bái và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng; khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đồng thời, phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giầy. Ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học; đồng thời trong thời gian tới các cấp, các ngành cần có những giải pháp cụ thể khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, các dự án thủy điện, các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp Bảo Hưng và cụm công nghiệp Minh Quân. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, gắn với thực hiện đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030”; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logictics, xuất, nhập khẩu,...
QUANG LÂM