Tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cơ sở trên địa bàn huyện Văn Chấn những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Số lượng cơ sở tăng lên đáng kể thu hút số lượng lớn lao động xã hội vào các cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương.
1. Doanh nghiệp
1.1. Về số cơ sở
Theo kết quả tổng hợp Tổng điều tra năm 2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 là 121 doanh nghệp, giảm 0,82% (giảm 1 doanh nghiệp) so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả tổng điều tra năm 2017) Qua 2 kỳ Tổng điều tra, số doanh nghiệp về tổng thể không biến động lớn. Hàng năm tuy có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, song do chịu tác động của nền kinh tế trong nước có nhiều biến động tiêu cực nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, chính sách trong kêu gọi đầu tư của tỉnh nên nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể do không có vốn, thiếu thị trường đầu ra. Bên cạnh đó năm 2020 một số doanh nghiệp chuyển về Thị xã Nghĩa Lộ do chia tách 6 xã, 1 thị trấn
Trong sự phát triển về số lượng doanh nghiệp căn cứ từ kết quả Tổng điều tra năm 2021 so với năm 2017, tăng ở loại hình dịch vụ (tăng 18,52%), giảm ở loại hình công nghiệp (giảm 6,39%). Thực tế này phản ánh sự phát triển lĩnh vực công nghiệp đã theo chiều sâu, tập trung ở các đơn vị có quy mô về sản xuất lớn. Những đơn vị nhỏ trước đây chủ yếu là sản xuất ở khâu trung gian hoặc sản xuất thời vụ, thị trường đầu ra không ổn định thì đến nay hầu hết đã giải thể. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều là doanh nghiệp nhỏ (39 DN) và siêu nhỏ (78 DN) vì vậy tác động của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động của những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nguồn vốn ít, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Phân theo khu vực kinh tế : Doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 72,72% với 88 doanh nghiệp (T đó: Dn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo là 65 DN, SX phân phối điện, khí đốt 3 DN, lĩnh vực xây dựng 16, Lĩnh vực khai khoáng 4 DN); khu vực dịch vụ chiếm 26,44 % với 32 doanh nghiệp (t đó: 23 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 1 doanh nghiệp chiếm 0,84%.
Các doanh nghiệp tập trung sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thị trấn Sơn Thịnh với 25 DN, TTNT Trần Phú 10 DN, Tân Thịnh 10 DN, Cát Thịnh 10 DN, Thượng Bằng La 10 DN, Nghĩa Tâm 9 DN
1.2. Về lao động
Lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2020 đạt 1.471 người, giảm 36,76% (giảm 9145 lao động) so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả Tổng điều tra năm 2017). Số lao động giảm là do một do doanh nghiệp chuyển sang địa bàn Thị xã Nghĩa Lộ do tách 6 xã, thị trấn.
Thành phần kinh tế tư nhân là thành phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, phát triển năng động nhất trong nền kinh tế với 1.378 lao động (tại thời điểm 31/12/2020), chiếm 63,67% lao động doanh nghiệp và khẳng định vai trò của mình về tạo việc làm mới thể hiện qua mức tăng ổn định. Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tuy tỷ trọng còn thấp nhưng đã thu hút 38 lao động.
Ngành công nghiệp được xem là ngành có vai trò quan trọng đến phát triển phân công lao động xã hội vì lực lượng lao động trong những doanh nghiệp này là những lao động có khả năng và có trình độ làm việc trong môi trường được trang bị kỹ thuật và công nghệ tương đối hiện đại các doanh nghiệp thuộc ngành này thu hút tới 933 lao động (tại thời điểm 31/12/2020) chiếm 63,42%. Tiếp theo là ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 16,65% lao động doanh nghiệp, thu hút 245 lao động; Ngành dịch vụ chiếm 16,17%, thu hút 238 lao động.
Xét về quy mô lao động, các doanh nghiệp của huyện Văn Chấn có quy mô vừa và nhỏ, chiếm 98,34% tổng số doanh nghiệp toàn huyện. Trong tổng số 121 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số doanh nghiệp vừa là 2 (chiếm 1,65%), doanh nghiệp nhỏ là 39(chiếm 32,23%) và doanh nghiệp siêu nhỏ là 78 (chiếm 64,46%). Lao động bình quân của một doanh nghiệp chỉ đạt 12 lao động/doanh nghiệp.
2. Hợp tác xã
2.1. Về số cơ sở
Theo kết quả tổng hợp Tổng điều tra năm 2021, tổng số hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 là 24 hợp tác xã, giảm 20% so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả tổng điều tra năm 2017), số HTX giảm là do chia tách 6 xã, 1 thị trấn vào Thị xã Nghĩa Lộ. Xét theo qui mô các HTX trên địa bàn đều là các HTX nhỏ và siêu nhỏ (T/đó: 10 HTX nhỏ chiếm 41,66%; 14 HTX siêu nhỏ chiếm 58,34%). Các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 70,8% với 17 HTX; Dịch vụ chiếm 16,66% với 4 HTX còn lại là lĩn vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2.2. Về lao động
Lao động làm việc trong khu vực HTX tại thời điểm 31/12/2020 đạt 333 người, giảm 12,82% so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả Tổng điều tra năm 2017). T/đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 85,58% với 285 lao động, lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 8,1% với 27 lao động còn lại là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xét về quy mô lao động, số lao động trong các HTX nhỏ chiếm 79,27% với 264 lao động, HTX siêu nhỏ chiếm 20,73% với 69 lao động.
3. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
3.1. Về số cơ sở
Kinh tế cá thể là một bộ phận của kinh tế tư nhân. Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo môi trường thuận lợi về chính sách, pháp lý để các hộ sản xuất kinh doanh phát triển. Do vậy, thành phần kinh tế này phát triển mạnh và đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn huyện. Tính đến thời điểm 01/7/2021 toàn huyện có 3.700 cơ sở cá thể (T/đó số cơ sở điều tra thu thập dữ liệu là 3.641; 59 cơ sở lập bảng kê không điều tra thu thập gồm các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xây dựng), tăng 6,62% (tăng 230 cơ sở) so với với Tổng điều tra năm 2017. Các ngành xây dựng; thương mại và dịch vụ có mức tăng khá (mức tăng lần lượt là 90,32%; 4,37% và 39,9% so với năm 2017). Các cơ sở kinh tế này phát triển mạnh cả về quy mô và sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn tập trung ở ngành dịch vụ tỷ trọng từ 19% tăng lên 24,92%; ngành xây dựng 0,89% tăng lên 1,6%; ngành công nghiệp tỷ trọng từ 21,38% xuống còn 17,43% do giảm mạnh ở các cơ sở sản xuất chè, sắn khô,… Các cơ sở kinh tế cá thể còn gặp nhiều khó khăn hạn chế như: Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực hạn chế nhất là trình độ, khả năng cạnh tranh yếu.
Tuy vậy trong thời gian qua kinh tế cá thể mới phát triển ở dạng nhỏ lẻ, phân tán không đều giữa các vùng trong tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung ở những vùng thị xã, thị trấn, trung tâm cụm xã, trong đó trong đó đặc biệt Thị trấn Sơn Thịnh với 868 cơ sở (chiếm 23,45% tổng số cơ sở toàn huyện).
3.2. Về lao động
Theo kết quả tổng hợp, tổng số lao động trong các cơ sở cá thể tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện tại thời điểm 01/7/2021 là 5.314 người tăng 6,28% (tăng 314 người) so với kết quả Tổng điều tra năm 2017 và tăng chủ yếu ở các ngành : xây dựng tăng 73,25% với 126 lao động; ngành dịch vụ tăng 35,37% với 330 lao động; ngành thương mại tăng 4,42% với 112 lao động. Ngành công nghiệp giảm 16,30 so với tổng điều tra năm 2017 với 184 lao động số lao động giảm chủ yếu là do các cơ sở sản xuất, chế biến chè bom giảm mạnh do thiếu thi trường tiêu thụ sản phẩm.
Quy mô lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2021 so với năm 2017 giảm, bình quân 1,43 lao động/cơ sở (năm 2017 là 1,44 lao động/cơ sở). Quy mô lao động giảm là do lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tập trung chủ yếu trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến chè trong khi đó số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này năm 2021 giảm 97 cơ sở so với Tổng điều tra năm 2017. Theo ngành thì lao động thuộc ngành công nghiệp bình quân 1,46 lao động/cơ sở, ngành xây dựng bình quân 5,05 lao động/cơ sở, ngành vận tải, kho bãi bình quân 1,17 lao động/cơ sở; thương mại bình quân 1,36 lao động/cơ sở, dịch vụ bình quân 1,34 lao động/cơ sở.
Sản phẩm của các cơ sở kinh tế cá thể sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của các địa phương, việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện hoặc trao đổi với các huyện bạn còn nhiều hạn chế.. Những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ chưa được phát triển mạnh mẽ, cũng mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất của hộ cá thể, các tổ sản xuất.
Trung Lê
Tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cơ sở trên địa bàn huyện Văn Chấn những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Số lượng cơ sở tăng lên đáng kể thu hút số lượng lớn lao động xã hội vào các cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương.
1. Doanh nghiệp
1.1. Về số cơ sở
Theo kết quả tổng hợp Tổng điều tra năm 2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 là 121 doanh nghệp, giảm 0,82% (giảm 1 doanh nghiệp) so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả tổng điều tra năm 2017) Qua 2 kỳ Tổng điều tra, số doanh nghiệp về tổng thể không biến động lớn. Hàng năm tuy có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, song do chịu tác động của nền kinh tế trong nước có nhiều biến động tiêu cực nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, chính sách trong kêu gọi đầu tư của tỉnh nên nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể do không có vốn, thiếu thị trường đầu ra. Bên cạnh đó năm 2020 một số doanh nghiệp chuyển về Thị xã Nghĩa Lộ do chia tách 6 xã, 1 thị trấn
Trong sự phát triển về số lượng doanh nghiệp căn cứ từ kết quả Tổng điều tra năm 2021 so với năm 2017, tăng ở loại hình dịch vụ (tăng 18,52%), giảm ở loại hình công nghiệp (giảm 6,39%). Thực tế này phản ánh sự phát triển lĩnh vực công nghiệp đã theo chiều sâu, tập trung ở các đơn vị có quy mô về sản xuất lớn. Những đơn vị nhỏ trước đây chủ yếu là sản xuất ở khâu trung gian hoặc sản xuất thời vụ, thị trường đầu ra không ổn định thì đến nay hầu hết đã giải thể. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều là doanh nghiệp nhỏ (39 DN) và siêu nhỏ (78 DN) vì vậy tác động của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động của những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nguồn vốn ít, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Phân theo khu vực kinh tế : Doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 72,72% với 88 doanh nghiệp (T đó: Dn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo là 65 DN, SX phân phối điện, khí đốt 3 DN, lĩnh vực xây dựng 16, Lĩnh vực khai khoáng 4 DN); khu vực dịch vụ chiếm 26,44 % với 32 doanh nghiệp (t đó: 23 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 1 doanh nghiệp chiếm 0,84%.
Các doanh nghiệp tập trung sản xuất chủ yếu trên địa bàn Thị trấn Sơn Thịnh với 25 DN, TTNT Trần Phú 10 DN, Tân Thịnh 10 DN, Cát Thịnh 10 DN, Thượng Bằng La 10 DN, Nghĩa Tâm 9 DN
1.2. Về lao động
Lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2020 đạt 1.471 người, giảm 36,76% (giảm 9145 lao động) so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả Tổng điều tra năm 2017). Số lao động giảm là do một do doanh nghiệp chuyển sang địa bàn Thị xã Nghĩa Lộ do tách 6 xã, thị trấn.
Thành phần kinh tế tư nhân là thành phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, phát triển năng động nhất trong nền kinh tế với 1.378 lao động (tại thời điểm 31/12/2020), chiếm 63,67% lao động doanh nghiệp và khẳng định vai trò của mình về tạo việc làm mới thể hiện qua mức tăng ổn định. Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tuy tỷ trọng còn thấp nhưng đã thu hút 38 lao động.
Ngành công nghiệp được xem là ngành có vai trò quan trọng đến phát triển phân công lao động xã hội vì lực lượng lao động trong những doanh nghiệp này là những lao động có khả năng và có trình độ làm việc trong môi trường được trang bị kỹ thuật và công nghệ tương đối hiện đại các doanh nghiệp thuộc ngành này thu hút tới 933 lao động (tại thời điểm 31/12/2020) chiếm 63,42%. Tiếp theo là ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 16,65% lao động doanh nghiệp, thu hút 245 lao động; Ngành dịch vụ chiếm 16,17%, thu hút 238 lao động.
Xét về quy mô lao động, các doanh nghiệp của huyện Văn Chấn có quy mô vừa và nhỏ, chiếm 98,34% tổng số doanh nghiệp toàn huyện. Trong tổng số 121 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số doanh nghiệp vừa là 2 (chiếm 1,65%), doanh nghiệp nhỏ là 39(chiếm 32,23%) và doanh nghiệp siêu nhỏ là 78 (chiếm 64,46%). Lao động bình quân của một doanh nghiệp chỉ đạt 12 lao động/doanh nghiệp.
2. Hợp tác xã
2.1. Về số cơ sở
Theo kết quả tổng hợp Tổng điều tra năm 2021, tổng số hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 là 24 hợp tác xã, giảm 20% so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả tổng điều tra năm 2017), số HTX giảm là do chia tách 6 xã, 1 thị trấn vào Thị xã Nghĩa Lộ. Xét theo qui mô các HTX trên địa bàn đều là các HTX nhỏ và siêu nhỏ (T/đó: 10 HTX nhỏ chiếm 41,66%; 14 HTX siêu nhỏ chiếm 58,34%). Các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 70,8% với 17 HTX; Dịch vụ chiếm 16,66% với 4 HTX còn lại là lĩn vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2.2. Về lao động
Lao động làm việc trong khu vực HTX tại thời điểm 31/12/2020 đạt 333 người, giảm 12,82% so với thời điểm 31/12/2016 (kết quả Tổng điều tra năm 2017). T/đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 85,58% với 285 lao động, lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 8,1% với 27 lao động còn lại là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xét về quy mô lao động, số lao động trong các HTX nhỏ chiếm 79,27% với 264 lao động, HTX siêu nhỏ chiếm 20,73% với 69 lao động.
3. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
3.1. Về số cơ sở
Kinh tế cá thể là một bộ phận của kinh tế tư nhân. Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo môi trường thuận lợi về chính sách, pháp lý để các hộ sản xuất kinh doanh phát triển. Do vậy, thành phần kinh tế này phát triển mạnh và đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn huyện. Tính đến thời điểm 01/7/2021 toàn huyện có 3.700 cơ sở cá thể (T/đó số cơ sở điều tra thu thập dữ liệu là 3.641; 59 cơ sở lập bảng kê không điều tra thu thập gồm các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xây dựng), tăng 6,62% (tăng 230 cơ sở) so với với Tổng điều tra năm 2017. Các ngành xây dựng; thương mại và dịch vụ có mức tăng khá (mức tăng lần lượt là 90,32%; 4,37% và 39,9% so với năm 2017). Các cơ sở kinh tế này phát triển mạnh cả về quy mô và sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn tập trung ở ngành dịch vụ tỷ trọng từ 19% tăng lên 24,92%; ngành xây dựng 0,89% tăng lên 1,6%; ngành công nghiệp tỷ trọng từ 21,38% xuống còn 17,43% do giảm mạnh ở các cơ sở sản xuất chè, sắn khô,… Các cơ sở kinh tế cá thể còn gặp nhiều khó khăn hạn chế như: Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực hạn chế nhất là trình độ, khả năng cạnh tranh yếu.
Tuy vậy trong thời gian qua kinh tế cá thể mới phát triển ở dạng nhỏ lẻ, phân tán không đều giữa các vùng trong tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung ở những vùng thị xã, thị trấn, trung tâm cụm xã, trong đó trong đó đặc biệt Thị trấn Sơn Thịnh với 868 cơ sở (chiếm 23,45% tổng số cơ sở toàn huyện).
3.2. Về lao động
Theo kết quả tổng hợp, tổng số lao động trong các cơ sở cá thể tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện tại thời điểm 01/7/2021 là 5.314 người tăng 6,28% (tăng 314 người) so với kết quả Tổng điều tra năm 2017 và tăng chủ yếu ở các ngành : xây dựng tăng 73,25% với 126 lao động; ngành dịch vụ tăng 35,37% với 330 lao động; ngành thương mại tăng 4,42% với 112 lao động. Ngành công nghiệp giảm 16,30 so với tổng điều tra năm 2017 với 184 lao động số lao động giảm chủ yếu là do các cơ sở sản xuất, chế biến chè bom giảm mạnh do thiếu thi trường tiêu thụ sản phẩm.
Quy mô lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2021 so với năm 2017 giảm, bình quân 1,43 lao động/cơ sở (năm 2017 là 1,44 lao động/cơ sở). Quy mô lao động giảm là do lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tập trung chủ yếu trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến chè trong khi đó số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này năm 2021 giảm 97 cơ sở so với Tổng điều tra năm 2017. Theo ngành thì lao động thuộc ngành công nghiệp bình quân 1,46 lao động/cơ sở, ngành xây dựng bình quân 5,05 lao động/cơ sở, ngành vận tải, kho bãi bình quân 1,17 lao động/cơ sở; thương mại bình quân 1,36 lao động/cơ sở, dịch vụ bình quân 1,34 lao động/cơ sở.
Sản phẩm của các cơ sở kinh tế cá thể sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của các địa phương, việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện hoặc trao đổi với các huyện bạn còn nhiều hạn chế.. Những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ chưa được phát triển mạnh mẽ, cũng mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất của hộ cá thể, các tổ sản xuất.
Trung Lê