Sáng ngày 29/03/2023, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê Kinh tế – Xã hội quý I năm 2023. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023[1]. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I/2023 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,66% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý I/2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023[2], làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 5,6% (sản lượng khai thác than giảm 0,5% và dầu mỏ thô khai thác giảm 6%), làm giảm 0,2 điểm phần trăm. Riêng ngành xây dựng tăng 1,95%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,28% và 1,41% của cùng kỳ năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ trong quý I/2023 thể hiện rõ sự phục hồi[3] nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay như sau: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,64 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,09%, đóng góp 0,85 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 6,85%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 1,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%).
Về sử dụng GDP quý I/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53,75%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực Trung ương (GRDP) quý I năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Ba, cả nước gieo trồng được 2.922,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.478,7 nghìn ha, bằng 98,1% và đã cho thu hoạch 792,4 nghìn ha, chiếm 53,6% diện tích gieo cấy và bằng 101,9% cùng kỳ năm trước, năng suất đạt 71,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,5 triệu tấn, giảm 145,4 nghìn tấn do diện tích gieo trồng giảm 28,1 nghìn ha.
– Quý I năm 2023, sản lượng thu hoạch nhiều loại cây lâu năm tăng so với cùng kỳ năm 2022 do thời tiết thuận lợi, giá bán sản phẩm ổn định.
– Chăn nuôi: Chăn nuôi bò trong quý phát triển ổn định. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá, dịch bệnh được kiểm soát. Chăn nuôi lợn có mức tăng sản lượng cao nhưng lại gặp khó khăn do giá bán thịt hơi ở mức thấp, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao.
b) Lâm nghiệp
Tính chung quý I/2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 38,7 nghìn ha, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.349,2 nghìn m3, tăng 4,2%; diện tích rừng bị thiệt hại 251,6 ha, tăng 14,2%.
c) Thủy sản
Tính chung quý I/2023, sản lượng thủy sản ước đạt 1.889,2 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.404,6 nghìn tấn, tăng 1,4%; tôm đạt 184,5 nghìn tấn, tăng 2,2%; thủy sản khác đạt 300,1 nghìn tấn, tăng 0,7%.
3. Sản xuất công nghiệp
– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I năm 2023 ước tính giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Chỉ số IIP ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%).
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,6%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2023 tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 17,7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2023 là 81,1% (bình quân quý I/2022 là 79,9%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.
4. Hoạt động của doanh nghiệp
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
– Trong tháng Ba, cả nước có 14,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 60,9% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 6,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,1% và tăng 46,2%; có 4.147 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 9,1% và tăng 39,3%; 3.452 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 31% và tăng 39,5%; có 1.412 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 21% và tăng 31,1%.
– Tính chung quý I/2023, cả nước có 57 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 60,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 20,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 cho thấy số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn thấp hơn nhiều so với các quý năm 2022 (chỉ có 24,3%) nhưng dự kiến quý II/2023, có 44,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I/2023.
5. Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba ước đạt 501,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%.
Vận tải hành khách tháng Ba ước đạt 372,4 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 0,7% so với tháng trước và luân chuyển 21,6 tỷ lượt khách.km, tăng 2,2%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 1.114,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 63,7 tỷ lượt khách.km, tăng 66,5%. Vận tải hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 184,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,1% so với tháng trước và luân chuyển 40,1 tỷ tấn.km, tăng 1,7%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 549,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 117,4 tỷ tấn.km, tăng 21,9%.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Ba ước đạt 895,4 nghìn lượt người, giảm 4% so với tháng trước và gấp 21,5 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 2.699,5 nghìn lượt người, gấp 29,7 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
– Tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61%.
– Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý I/2023 ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022.
– Tính chung quý I năm 2023, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 11.437 tỷ đồng/phiên, giảm 43,3% so với bình quân năm 2022; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 4.740 tỷ đồng/phiên, giảm 38,3%.
7. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2023 theo giá hiện hành ước đạt 583,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
8. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán năm và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 363,4 nghìn tỷ đồng, bằng 17,5% dự toán năm và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
a) Xuất nhập khẩu hàng hóa[4]
– Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
– Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 28,92 tỷ USD, tăng 24,4% so với tháng trước và giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 23,6 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Ba ước tính xuất siêu 0,65 tỷ USD. Tính chung quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD).
b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,44 tỷ USD, tăng 238,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 5,66 tỷ USD, giảm 4,3%. Nhập siêu dịch vụ quý I năm 2023 là 216 triệu USD.
10. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3/2023 tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
– Chỉ số giá vàng tháng Ba giảm 0,56% so với tháng trước; giảm 2,36% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2023, chỉ số giá vàng trong nước tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Ba tăng 0,47% so với tháng trước; tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2023, chỉ số giá đô la Mỹ trong nước tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.
11. Một số tình hình xã hội
Tình hình lao động, việc làm quý I năm 2023 phục hồi tích cực; đời sống nhân dân được đảm bảo; công tác bảo đảm an sinh xã hội được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2023 ước tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước giảm 0,21 điểm phần trăm; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 578 nghìn đồng.
Tính đến ngày 20/3/2023, số tiền hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 là gần 1,24 nghìn tỷ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 2,34 nghìn tỷ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là hơn 2,56 nghìn tỷ đồng.
[1] Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 5,96%; 4,94%; 4,68%; 5,54%; 6,25%; 5,49%; 5,17%; 7,78%; 7,09%; 3,21%; 4,92%; 5,05%; 3,32%.
[2] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 8,37%; 7,40%; 3,81%; 4,14%; 8,38%; 6,05%; 3,84%; 8,88%; 8,13%; 4,48%; 5,93%; 7,16%; -0,82%.
[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ quý I năm 2022 so với cùng kỳ năm trước đạt 4,52%.
[4] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 3/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 28/3/2023. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 3/2023 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 27/3/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sáng ngày 29/03/2023, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê Kinh tế – Xã hội quý I năm 2023. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023[1]. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I/2023 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,66% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý I/2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023[2], làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 5,6% (sản lượng khai thác than giảm 0,5% và dầu mỏ thô khai thác giảm 6%), làm giảm 0,2 điểm phần trăm. Riêng ngành xây dựng tăng 1,95%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,28% và 1,41% của cùng kỳ năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ trong quý I/2023 thể hiện rõ sự phục hồi[3] nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay như sau: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,64 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,09%, đóng góp 0,85 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 6,85%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 1,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%).
Về sử dụng GDP quý I/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53,75%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực Trung ương (GRDP) quý I năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 58 địa phương và giảm ở 5 địa phương trên cả nước.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Ba, cả nước gieo trồng được 2.922,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.478,7 nghìn ha, bằng 98,1% và đã cho thu hoạch 792,4 nghìn ha, chiếm 53,6% diện tích gieo cấy và bằng 101,9% cùng kỳ năm trước, năng suất đạt 71,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,5 triệu tấn, giảm 145,4 nghìn tấn do diện tích gieo trồng giảm 28,1 nghìn ha.
– Quý I năm 2023, sản lượng thu hoạch nhiều loại cây lâu năm tăng so với cùng kỳ năm 2022 do thời tiết thuận lợi, giá bán sản phẩm ổn định.
– Chăn nuôi: Chăn nuôi bò trong quý phát triển ổn định. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá, dịch bệnh được kiểm soát. Chăn nuôi lợn có mức tăng sản lượng cao nhưng lại gặp khó khăn do giá bán thịt hơi ở mức thấp, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao.
b) Lâm nghiệp
Tính chung quý I/2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 38,7 nghìn ha, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.349,2 nghìn m3, tăng 4,2%; diện tích rừng bị thiệt hại 251,6 ha, tăng 14,2%.
c) Thủy sản
Tính chung quý I/2023, sản lượng thủy sản ước đạt 1.889,2 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.404,6 nghìn tấn, tăng 1,4%; tôm đạt 184,5 nghìn tấn, tăng 2,2%; thủy sản khác đạt 300,1 nghìn tấn, tăng 0,7%.
3. Sản xuất công nghiệp
– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I năm 2023 ước tính giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Chỉ số IIP ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%).
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,6%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2023 tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 17,7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2023 là 81,1% (bình quân quý I/2022 là 79,9%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2023 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.
4. Hoạt động của doanh nghiệp
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
– Trong tháng Ba, cả nước có 14,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 60,9% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 6,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,1% và tăng 46,2%; có 4.147 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 9,1% và tăng 39,3%; 3.452 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 31% và tăng 39,5%; có 1.412 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 21% và tăng 31,1%.
– Tính chung quý I/2023, cả nước có 57 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 60,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 20,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2023 cho thấy số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn thấp hơn nhiều so với các quý năm 2022 (chỉ có 24,3%) nhưng dự kiến quý II/2023, có 44,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I/2023.
5. Hoạt động dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba ước đạt 501,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%.
Vận tải hành khách tháng Ba ước đạt 372,4 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 0,7% so với tháng trước và luân chuyển 21,6 tỷ lượt khách.km, tăng 2,2%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 1.114,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 63,7 tỷ lượt khách.km, tăng 66,5%. Vận tải hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 184,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,1% so với tháng trước và luân chuyển 40,1 tỷ tấn.km, tăng 1,7%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 549,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 117,4 tỷ tấn.km, tăng 21,9%.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Ba ước đạt 895,4 nghìn lượt người, giảm 4% so với tháng trước và gấp 21,5 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 2.699,5 nghìn lượt người, gấp 29,7 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
– Tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61%.
– Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý I/2023 ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022.
– Tính chung quý I năm 2023, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 11.437 tỷ đồng/phiên, giảm 43,3% so với bình quân năm 2022; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 4.740 tỷ đồng/phiên, giảm 38,3%.
7. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2023 theo giá hiện hành ước đạt 583,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
8. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán năm và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 363,4 nghìn tỷ đồng, bằng 17,5% dự toán năm và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
a) Xuất nhập khẩu hàng hóa[4]
– Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
– Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 28,92 tỷ USD, tăng 24,4% so với tháng trước và giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 23,6 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Ba ước tính xuất siêu 0,65 tỷ USD. Tính chung quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD).
b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,44 tỷ USD, tăng 238,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 5,66 tỷ USD, giảm 4,3%. Nhập siêu dịch vụ quý I năm 2023 là 216 triệu USD.
10. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3/2023 tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
– Chỉ số giá vàng tháng Ba giảm 0,56% so với tháng trước; giảm 2,36% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2023, chỉ số giá vàng trong nước tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Ba tăng 0,47% so với tháng trước; tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2023, chỉ số giá đô la Mỹ trong nước tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.
11. Một số tình hình xã hội
Tình hình lao động, việc làm quý I năm 2023 phục hồi tích cực; đời sống nhân dân được đảm bảo; công tác bảo đảm an sinh xã hội được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2023 ước tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước giảm 0,21 điểm phần trăm; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 578 nghìn đồng.
Tính đến ngày 20/3/2023, số tiền hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 là gần 1,24 nghìn tỷ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 2,34 nghìn tỷ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là hơn 2,56 nghìn tỷ đồng.
[1] Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 5,96%; 4,94%; 4,68%; 5,54%; 6,25%; 5,49%; 5,17%; 7,78%; 7,09%; 3,21%; 4,92%; 5,05%; 3,32%.
[2] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 8,37%; 7,40%; 3,81%; 4,14%; 8,38%; 6,05%; 3,84%; 8,88%; 8,13%; 4,48%; 5,93%; 7,16%; -0,82%.
[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ quý I năm 2022 so với cùng kỳ năm trước đạt 4,52%.
[4] Ước tính tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tháng 3/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 28/3/2023. Tổng cục Thống kê ước tính trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 3/2023 dựa trên số liệu sơ bộ về trị giá xuất, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu đến hết ngày 27/3/2023 do Tổng cục Hải quan cung cấp.
Nguồn: Tổng cục Thống kê