Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác, tạo đà phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế những tháng cuối năm 2023.
6 tháng đầu năm 2023, kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược nước lớn gay gắt hơn, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia, khu vực; lạm phát tăng cao tại một số thị trường nhập khẩu lớn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm sút đã ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu và khai thác thị trường của các doanh nghiệp trong nước; Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động mạnh đến các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu. Kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Trong khi đó ở trong nước, động lực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và du lịch chưa phục hồi hoàn toàn. Đơn hàng xuất khẩu giảm sút do nhu cầu tại Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro yếu đi; một số thị trường then chốt, như: Tiền tệ, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và lao động... đang bộc lộ rủi ro, thanh khoản eo hẹp hơn. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiên liệu như xăng, dầu, điện liên tục tăng giá; doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng tăng lãi suất cho vay...
Trước những khó khăn, thách thức trên, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỉ giá, ngoại hối. Đây là một bước đi ngược xu thế thế giới, khi các nước đều có các chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất điều hành để kiểm soát tình trạng lạm phát.
Thực hiện chủ trương trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành hàng loạt các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, nhằm tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất hạ xuống, giúp chi phí sử dụng dòng vốn thấp, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Đầu tiên là vào ngày 14/3/2023, NHNN ban hành các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 15/3/2023. Cụ thể, Quyết định số 313/QĐ-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm. Quyết định số 314/QĐ-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống còn 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm. Đây là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới, thể hiện sự đồng hành của Chính phủ cùng doanh nghiệp và người dân.
Đến ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về việc giảm lãi suất điều hành, mức điều chỉnh 0,3-0,5%/năm, hiệu lực từ ngày 03/4 để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đó là Quyết định 574/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 313/QĐ-NHNN ngày 14/3/2023, quy định lãi suất cấp vốn là 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn là 6,0%/năm. Quyết định 577/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi của KBNN, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN Việt Nam, thay thế Quyết định 1350/QĐ-NHNN ngày 24/8/2021. Theo đó, so với Quyết định 1350/QĐ-NHNN ngày 24/8/2021 thì lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước giữ ở mức 0%/năm.
Tiếp đến là Quyết định 578/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN đều là 0,5%/năm.
Như vậy chỉ trong 1 tháng, NHNN đã hai lần điều chỉnh một số chỉ tiêu lãi suất điều hành với mức giảm 0,5 - 1%/năm. Các chuyên gia kinh tế đều nhận định, trong bối cảnh sức khỏe kinh tế trong nước vẫn đang thể hiện dấu hiệu suy yếu rõ nét, thu nhập của doanh nghiệp giảm thấp, chi phí tài chính cao đang là bước cản trở đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng thì việc hạ lãi suất là cần thiết và nên làm.
Các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành 2 quyết định giảm thêm một loạt lãi suât điều hành, áp dụng từ ngày 25/5/2023. Thứ nhất là Quyết định số 950/QĐ-NHNN, quy định lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Thứ hai là Quyết định số 951/QĐ-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Đây là lần thứ ba trong 3 tháng liên tiếp từ tháng Ba đến tháng Năm, NHNN giảm lãi suất điều hành. Động thái này của NHNN đã gửi tín hiệu đến thị trường cho thấy nhà điều hành mong muốn lãi suất của thị trường hạ xuống, kéo theo đó là giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quyết định giảm lãi suất điều hành được đánh giá là đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng của mình.
Ngay sau khi các quyết định giảm lãi suất trên của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, trong sáng ngày 25/5, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Tại biểu lãi suất niêm yết tại 34 ngân hàng trong nước lúc 9h30 ngày 25/5/2023, có tới 28 ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất.
Để đưa lãi suất về mức phù hợp hơn với doanh nghiệp và người dân, ngày 16/6/2023, thêm một lần nữa NHNN thông cáo điều chỉnh giảm thêm một loạt lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 19/6/2023. Cụ thế là Quyết định 1123/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay thế Quyết định 950/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023. Theo Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn là 4,5%/năm, giảm 0,5% so với Quyết định 950/QĐ-NHNN ngày 25/5/2023, lãi suất tái chiết khấu là 3,0%/năm, giảm 0,5%. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng là 5,0%/năm, cũng giảm 0,5% so Quyết định 950/QĐ-NHNN.
Ngay sau đó là Quyết định 1124/QĐ-NHNN về các mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN. Cụ thể, giữ nguyên mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm như Quyết định 951/QĐ-NHNN. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm, giảm so với mức 5,0%/năm quy định tại Quyết định 951. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm 0,25% so với Quyết định 951, xuống còn 5,25%/năm.
Cũng trong ngày 16/6/2023, NHNN ban hành Quyết định 1125/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tính dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này quy định, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm, giảm 0,5% so mức 4,5%/năm của Quyết định 576/QĐ-NHNN ngày 03/4/2023. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm, thấp hơn mức 5,5%/năm của Quyết định 576/QĐ-NHNN.
Các đợt giảm lãi suất điều hành giúp doanh nghiêp và cá nhân
dễ dàng tiếp cận vốn để phục hổi sản xuất kinh doanh
Thực hiện các quyết định trên, các ngân hàng thương mại đã khẩn trương triển khai chính sách mới, giảm lãi suất theo quy định, để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung của đất nước.
Đây là lần giảm lãi suất thứ tư của NHNN trong 6 tháng đầu năm nay. Như vậy, sau 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%). Tiếp cận tín dụng vốn là khó khăn chung của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, với thị trường hiện đang hấp thu vốn rất yếu và kinh tế rất khó khăn như hiện nay thì việc lãi suất điều hành ngày một dễ thở hơn giúp các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong việc ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh khó khăn, gánh nặng tăng trưởng đặt nặng hơn lên vai thị trường trong nước, việc kích cầu thị trường nội địa là giải pháp vô cùng quan trọng. Do đó, bên cạnh hàng loạt các quyết định giảm lãi suất điều chỉnh trên, ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Theo đó, từ ngày 01/7/2023 đến hết năm 2023, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Để khắc phục những vướng mắc của doanh nghiệp trong lần giảm thuế VAT lần trước, Nghị định 44/2023/NĐ-CP đã có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Đây là lần thứ hai Việt Nam thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và việc ban hành chính sách này trong năm 2023 được đánh giá là một chính sách trúng và đúng thời điểm, phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tạo một cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng… Với chính sách giảm thuế VAT lần này, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp nhờ giảm chi phí tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Đối với doanh nghiệp, sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ở tầm vĩ mô, việc giảm thuế VAT có ba tác động lớn, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn giúp giảm áp lực lạm phát và hỗ trợ chính sách tiền tệ bớt thắt chặt hơn.
Bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, Chính phủ cũng thực hiện chính sách giảm 36 loại phí, lệ phí từ 10 - 50% cũng đã chính thức được áp dụng từ 1/7, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023…
Có thể thấy hơn bao giờ hết, như một ‘người bạn lớn”, Chính phủ đang thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế. Cùng với những kết quả kinh tế - xã hội tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 mà Tổng cục Thống kê đưa ra, các chính sách trên sẽ là những động lực để cải thiện cầu nội địa, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều khởi sắc./.
Theo: TS. Phạm Thị Trúc Quỳnh
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác, tạo đà phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế những tháng cuối năm 2023.6 tháng đầu năm 2023, kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược nước lớn gay gắt hơn, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia, khu vực; lạm phát tăng cao tại một số thị trường nhập khẩu lớn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm sút đã ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu và khai thác thị trường của các doanh nghiệp trong nước; Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động mạnh đến các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu. Kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Trong khi đó ở trong nước, động lực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và du lịch chưa phục hồi hoàn toàn. Đơn hàng xuất khẩu giảm sút do nhu cầu tại Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro yếu đi; một số thị trường then chốt, như: Tiền tệ, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và lao động... đang bộc lộ rủi ro, thanh khoản eo hẹp hơn. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiên liệu như xăng, dầu, điện liên tục tăng giá; doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng tăng lãi suất cho vay...
Trước những khó khăn, thách thức trên, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỉ giá, ngoại hối. Đây là một bước đi ngược xu thế thế giới, khi các nước đều có các chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất điều hành để kiểm soát tình trạng lạm phát.
Thực hiện chủ trương trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành hàng loạt các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, nhằm tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất hạ xuống, giúp chi phí sử dụng dòng vốn thấp, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Đầu tiên là vào ngày 14/3/2023, NHNN ban hành các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 15/3/2023. Cụ thể, Quyết định số 313/QĐ-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm. Quyết định số 314/QĐ-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống còn 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm. Đây là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới, thể hiện sự đồng hành của Chính phủ cùng doanh nghiệp và người dân.
Đến ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về việc giảm lãi suất điều hành, mức điều chỉnh 0,3-0,5%/năm, hiệu lực từ ngày 03/4 để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đó là Quyết định 574/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 313/QĐ-NHNN ngày 14/3/2023, quy định lãi suất cấp vốn là 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn là 6,0%/năm. Quyết định 577/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi của KBNN, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN Việt Nam, thay thế Quyết định 1350/QĐ-NHNN ngày 24/8/2021. Theo đó, so với Quyết định 1350/QĐ-NHNN ngày 24/8/2021 thì lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước giữ ở mức 0%/năm.
Tiếp đến là Quyết định 578/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN đều là 0,5%/năm.
Như vậy chỉ trong 1 tháng, NHNN đã hai lần điều chỉnh một số chỉ tiêu lãi suất điều hành với mức giảm 0,5 - 1%/năm. Các chuyên gia kinh tế đều nhận định, trong bối cảnh sức khỏe kinh tế trong nước vẫn đang thể hiện dấu hiệu suy yếu rõ nét, thu nhập của doanh nghiệp giảm thấp, chi phí tài chính cao đang là bước cản trở đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng thì việc hạ lãi suất là cần thiết và nên làm.
Các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành 2 quyết định giảm thêm một loạt lãi suât điều hành, áp dụng từ ngày 25/5/2023. Thứ nhất là Quyết định số 950/QĐ-NHNN, quy định lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Thứ hai là Quyết định số 951/QĐ-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Đây là lần thứ ba trong 3 tháng liên tiếp từ tháng Ba đến tháng Năm, NHNN giảm lãi suất điều hành. Động thái này của NHNN đã gửi tín hiệu đến thị trường cho thấy nhà điều hành mong muốn lãi suất của thị trường hạ xuống, kéo theo đó là giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quyết định giảm lãi suất điều hành được đánh giá là đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng của mình.
Ngay sau khi các quyết định giảm lãi suất trên của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, trong sáng ngày 25/5, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Tại biểu lãi suất niêm yết tại 34 ngân hàng trong nước lúc 9h30 ngày 25/5/2023, có tới 28 ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất.
Để đưa lãi suất về mức phù hợp hơn với doanh nghiệp và người dân, ngày 16/6/2023, thêm một lần nữa NHNN thông cáo điều chỉnh giảm thêm một loạt lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 19/6/2023. Cụ thế là Quyết định 1123/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay thế Quyết định 950/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023. Theo Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn là 4,5%/năm, giảm 0,5% so với Quyết định 950/QĐ-NHNN ngày 25/5/2023, lãi suất tái chiết khấu là 3,0%/năm, giảm 0,5%. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng là 5,0%/năm, cũng giảm 0,5% so Quyết định 950/QĐ-NHNN.
Ngay sau đó là Quyết định 1124/QĐ-NHNN về các mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN. Cụ thể, giữ nguyên mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm như Quyết định 951/QĐ-NHNN. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm, giảm so với mức 5,0%/năm quy định tại Quyết định 951. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm 0,25% so với Quyết định 951, xuống còn 5,25%/năm.
Cũng trong ngày 16/6/2023, NHNN ban hành Quyết định 1125/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tính dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này quy định, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm, giảm 0,5% so mức 4,5%/năm của Quyết định 576/QĐ-NHNN ngày 03/4/2023. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm, thấp hơn mức 5,5%/năm của Quyết định 576/QĐ-NHNN.
Các đợt giảm lãi suất điều hành giúp doanh nghiêp và cá nhân
dễ dàng tiếp cận vốn để phục hổi sản xuất kinh doanh
Thực hiện các quyết định trên, các ngân hàng thương mại đã khẩn trương triển khai chính sách mới, giảm lãi suất theo quy định, để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung của đất nước.
Đây là lần giảm lãi suất thứ tư của NHNN trong 6 tháng đầu năm nay. Như vậy, sau 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%). Tiếp cận tín dụng vốn là khó khăn chung của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, với thị trường hiện đang hấp thu vốn rất yếu và kinh tế rất khó khăn như hiện nay thì việc lãi suất điều hành ngày một dễ thở hơn giúp các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong việc ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh khó khăn, gánh nặng tăng trưởng đặt nặng hơn lên vai thị trường trong nước, việc kích cầu thị trường nội địa là giải pháp vô cùng quan trọng. Do đó, bên cạnh hàng loạt các quyết định giảm lãi suất điều chỉnh trên, ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Theo đó, từ ngày 01/7/2023 đến hết năm 2023, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Để khắc phục những vướng mắc của doanh nghiệp trong lần giảm thuế VAT lần trước, Nghị định 44/2023/NĐ-CP đã có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Đây là lần thứ hai Việt Nam thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và việc ban hành chính sách này trong năm 2023 được đánh giá là một chính sách trúng và đúng thời điểm, phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tạo một cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng… Với chính sách giảm thuế VAT lần này, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp nhờ giảm chi phí tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Đối với doanh nghiệp, sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ở tầm vĩ mô, việc giảm thuế VAT có ba tác động lớn, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn giúp giảm áp lực lạm phát và hỗ trợ chính sách tiền tệ bớt thắt chặt hơn.
Bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, Chính phủ cũng thực hiện chính sách giảm 36 loại phí, lệ phí từ 10 - 50% cũng đã chính thức được áp dụng từ 1/7, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023…
Có thể thấy hơn bao giờ hết, như một ‘người bạn lớn”, Chính phủ đang thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế. Cùng với những kết quả kinh tế - xã hội tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 mà Tổng cục Thống kê đưa ra, các chính sách trên sẽ là những động lực để cải thiện cầu nội địa, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều khởi sắc./.
Theo: TS. Phạm Thị Trúc Quỳnh
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội