Phương án điều tra >> Nông nghiệp

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA

21/03/2019 02:25:32 Xem cỡ chữ Google

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA

(Ban hành theo Quyết định số  /QĐ-TCTK ngày tháng 7 năm 2018

của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

 

 
 
 

1. Mục đích điều tra, yêu cầu điều tra

1.1 Mục đích điều tra

Mục đích cuộc điều tra này nhằmxác định năng suất, sản lượng lúa thực thu theo từng vụ, cả năm, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, doanh thu, sản lượng lương thực bình quân nhân khẩu của cả nước và từng địa phương;

Cung cấp thông tin để đánh giá kết quả sản xuất lúa, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực từng địa phương và cả nước.

1.2. Yêu cầu điều tra   

          Yêu cầu của cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa là phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ, trung thực kết quả sản xuất lúa của tất cả các loại hình  kinh tế trên lãnh thổ.

          Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.

2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra

2.1 Phạm vi điều tra

          Cuộc điều tra được tiến hành ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung làhuyện) có diện tích trồng lúa từ 100 ha trở.

          Đối với những huyện có diện tích gieo cấy lúa dưới 100 ha thì kết hợp thu thập thông tin cùng “Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác” hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để ước tính.

2.1. Đối tượng điều tra

          Đối tượng điều tra: Cây lúa.   

2.3. Đơn vị điều tra

          Các hộthực tế có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất tại địa bàn.

3. Loại điều tra

Cuộc điều tra áp dụng điều tra chọn mẫu các hộ gia đình có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất. Qui mô, phương pháp chọn mẫu được đề cập trong phụ lục 01 của phương án này.

4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra

4.1. Thời điểm điều tra

          Cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa tiến hành theo từng vụ sản xuất: đông xuân, hè thu, thu đông/vụ 3 và vụ mùa. Tổ chứcđiều tra khi lúađã thu hoạch xong tạiđịa bànđiều tra.

4.2. Thời gian điều tra

          Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày bắt đầu từ thời điểm điều tra.

4.3. Phương pháp điều tra

          Cuộc điều tra kết hợp công tác thăm đồng dự báo năng suất và điều tra thực tế tại các đơn vị đều tra.

Dự báo năng suất: Đây là khâu đầu tiên cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương. Chi cục Thống kê cấp huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành của huyện và các xã tổ chức thăm đồng để dự báo năng suất, sản lượng lúa của tất cả các xã và tổng hợp báo cáo lên cấp trên. Để năng suất dự báo tiếp cận thực tế mùa màng và không sai lệch lớn so với kết quả điều tra, Thống kê cấp huyện cần dựa trên những căn cứ sau đây:

- Chủ động theo dõi sát diễn biến mùa màng, chú trọng tới các yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất cây trồng như: Thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống lúa, phân bón, tình hình sâu bệnh, chuột, khô hạn, úng,…

- Tổ chức thăm đồng khi lúa chắc xanh ở tất cả các xã trong huyện: Việc thăm đồng dự báo năng suất, vừa kết hợp đến tận ruộng, xem xét tình hình phát triển thực tế, khả năng cho năng suất của cây trồng, tình hình khô hạn, úng, mất trắng, sâu bệnh, chuột... vừa tham khảo ý kiến đánh giá của một số nông dân có kinh nghiệm, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo UBND xã và các ngành liên quan để đảm bảo tính khách quan khi dự báo năng suất, kiên quyết loại bỏ chi phối của các yếu tố chủ quan.

- Đối chiếu với nguồn số liệu lịch sử các năm để xác định xu hướng biến động và khả năng mùa màng vụ hiện tại, có giải thích rõ những nguyên nhân đột biến về diện tích và năng suất.

          - Cục Thống kê tiến hành xem xét số liệu ước tính của tất cả các huyện để đảm bảo phản ánh đúng thực tế mùa màng chung toàn tỉnh trước khi báo cáo Tổng cục.

Điều tra trực tiếp: Ngay sau khi kết thúc thu hoạch, điều tra viên đến hộ được chọn điều tra để khai thác số liệu. Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong vụ, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng (thúng, bao, dạ,...). Điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị qui định chung (kg) để ghi vào phiếu thu thập thông tin. Một số điểm cần chú ý khi thu thập số liệu ban đầu:

- Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ hoặc người nắm được toàn bộ tình hình sản xuất của hộ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác của hộ và các hộ lân cận;

- Tại hộ điều tra, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch và diện tích lúa, không thu thập số liệu về năng suất để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.

- Đối với số liệu phân theo giống lúa, cùng một giống nhưng giữa các địa phương có tên gọi khác nhau, nên trong quá trình tập huấn cán bộ thống kê phải thống nhất sử dụng chung tên một loại giống để thuận tiện cho việc ghi mã giống lúa về sau;

- Sản lượng của hộ đảm bảo khô, sạch lép, gồm cả sản lượng tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch, bán ngay tại ruộng (qui khô). Đối với một số tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán, người nông dân có thể bán ngay lúa phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt. Do vậy, hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm để có hệ số qui khô cho vùng, cho loại giống chủ yếu.

 

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h

EMC Đã kết nối EMC