Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng, quản lý, sử dụng và cập nhật CSDL thống kê quốc gia tập trung, thống nhất nhằm cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của người dùng tin trong và ngoài nước. Đề án góp phần đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN vào năm 2030, trở thành hệ thống thống kê hiện đại trên thế giới vào năm 2045.
Về hoàn thiện thể chế, xây dựng quy định, quy chế hướng dẫn thực hiện xây dựng, quản lý, sử dụng và cập nhật CSDL thống kê quốc gia, Đề án hướng đến phấn đấu đến năm 2025 xây dựng kiến trúc CSDL thống kê quốc gia và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ban hành hướng dẫn xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật và sử dụng CSDL thống kê quốc gia; hướng dẫn kết nối, chia sẻ giữa CSDL bộ, ngành và địa phương, các CSDL quốc gia với CSDL thống kê quốc gia. Đến năm 2030 phấn đấu hoàn thiện thể chế quy định các nguồn dữ liệu phục vụ công tác thống kê; việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin thống kê và dữ liệu hành chính từ các bộ ngành và địa phương cho CSDL thống kê quốc gia.
Về hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất đáp ứng yêu cầu của CSDL thống kê quốc gia và CSDL thống kê bộ ngành và địa phương, Đề án phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của CSDL thống kê quốc gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) sẵn sàng cho việc kết nối, tiếp nhận, xử lý, chuyển đổi, tích hợp và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê từ CSDL thống kê bộ ngành, địa phương và dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê; 50% bộ ngành, 30% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho CSDL thống kê theo chuẩn thống nhất về dữ liệu, thông tin thống kê. Đến năm 2030 phấn đấu 100% bộ ngành, tỉnh, thành phố hoàn thành việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho CSDL thống kê theo chuẩn thống nhất về dữ liệu, thông tin thống kê và kết nối với hạ tầng kỹ thuật của CSDL thống kê quốc gia.
Về xây dựng và triển khai các phần mềm chia sẻ và khai thác dữ liệu, các giải pháp bảo mật dữ liệu cho CSDL thống kê quốc gia, Đề án phấn đấu đến năm 2025, các ứng dụng dùng chung thực hiện chia sẻ và khai thác dữ liệu trong CSDL thống kê quốc gia được triển khai trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung và một số bộ, ngành, địa phương. Đến năm 2030, các ứng dụng dùng chung được triển khai tại 80% CSDL thống kê của các bộ ngành và địa phương...
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế; phối hợp với các bộ ngành, địa phương; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ; nâng cao năng lực, nhận thức; hợp tác quốc tế và huy động sự tham gia của doanh nghiệp chuyên gia.
Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cần làm rõ trách nhiệm trong một số công việc cụ thể như: xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án tại địa phương theo khung kế hoạch tổng thể triển khai Đề án. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nhiệm vụ có liên quan thuộc Đề án tại địa phương. Chỉ đạo các sở, ban ngành và các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung có liên quan của Đề án. Bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án do địa phương chủ trì theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án tại địa phương. Xây dựng, quản lý và cập nhật các CSDL của địa phương phù hợp với quy định về chuẩn dữ liệu, bảo mật dữ liệu...
Minh Tân
Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng, quản lý, sử dụng và cập nhật CSDL thống kê quốc gia tập trung, thống nhất nhằm cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của người dùng tin trong và ngoài nước. Đề án góp phần đưa thống kê Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN vào năm 2030, trở thành hệ thống thống kê hiện đại trên thế giới vào năm 2045.
Về hoàn thiện thể chế, xây dựng quy định, quy chế hướng dẫn thực hiện xây dựng, quản lý, sử dụng và cập nhật CSDL thống kê quốc gia, Đề án hướng đến phấn đấu đến năm 2025 xây dựng kiến trúc CSDL thống kê quốc gia và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ban hành hướng dẫn xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật và sử dụng CSDL thống kê quốc gia; hướng dẫn kết nối, chia sẻ giữa CSDL bộ, ngành và địa phương, các CSDL quốc gia với CSDL thống kê quốc gia. Đến năm 2030 phấn đấu hoàn thiện thể chế quy định các nguồn dữ liệu phục vụ công tác thống kê; việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin thống kê và dữ liệu hành chính từ các bộ ngành và địa phương cho CSDL thống kê quốc gia.
Về hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất đáp ứng yêu cầu của CSDL thống kê quốc gia và CSDL thống kê bộ ngành và địa phương, Đề án phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của CSDL thống kê quốc gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) sẵn sàng cho việc kết nối, tiếp nhận, xử lý, chuyển đổi, tích hợp và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê từ CSDL thống kê bộ ngành, địa phương và dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê; 50% bộ ngành, 30% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho CSDL thống kê theo chuẩn thống nhất về dữ liệu, thông tin thống kê. Đến năm 2030 phấn đấu 100% bộ ngành, tỉnh, thành phố hoàn thành việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho CSDL thống kê theo chuẩn thống nhất về dữ liệu, thông tin thống kê và kết nối với hạ tầng kỹ thuật của CSDL thống kê quốc gia.
Về xây dựng và triển khai các phần mềm chia sẻ và khai thác dữ liệu, các giải pháp bảo mật dữ liệu cho CSDL thống kê quốc gia, Đề án phấn đấu đến năm 2025, các ứng dụng dùng chung thực hiện chia sẻ và khai thác dữ liệu trong CSDL thống kê quốc gia được triển khai trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung và một số bộ, ngành, địa phương. Đến năm 2030, các ứng dụng dùng chung được triển khai tại 80% CSDL thống kê của các bộ ngành và địa phương...
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế; phối hợp với các bộ ngành, địa phương; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ; nâng cao năng lực, nhận thức; hợp tác quốc tế và huy động sự tham gia của doanh nghiệp chuyên gia.
Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cần làm rõ trách nhiệm trong một số công việc cụ thể như: xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án tại địa phương theo khung kế hoạch tổng thể triển khai Đề án. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nhiệm vụ có liên quan thuộc Đề án tại địa phương. Chỉ đạo các sở, ban ngành và các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung có liên quan của Đề án. Bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án do địa phương chủ trì theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án tại địa phương. Xây dựng, quản lý và cập nhật các CSDL của địa phương phù hợp với quy định về chuẩn dữ liệu, bảo mật dữ liệu...
Minh Tân