PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY HẰNG NĂM
(Ban hành theo Quyết định số 570/QĐ-TCTK ngày 25 tháng 7 năm 2018
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1. Mục đích, yêu cầu điều tra
1.1. Mục đích điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin về năng suất, sản lượng và doanh thu từng loại cây hằng năm trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh của ngành trồng trọt; đáp ứng yêu cầu quản lý, đánh giá kết quả sản xuất, cân đối tiêu dùng; lập kế hoạch, quy hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất cây hằng năm của các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin khác.
1.2. Yêu cầu điều tra
Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.
Kết quả điều tra phải phản ánh đầy đủ, khách quan, kịp thời, chính xác tình hình, kết quả sản xuất cây hằng năm trên phạm vi cả nước.
2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra
2.1. Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) thuộc các loại hình kinh tế.
2.2. Đối tượng điều tra
Là các loại cây hằng năm.
2.3. Đơn vị điều tra
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác (sau đây viết tắt là DN/HTX/TCK) sản xuất cây hằng năm;
- Hộ sản xuất cây hằng năm khác (bao gồm hộ sản xuất cây hằng năm quy mô nhỏ và quy mô trang trại).
3. Loại điều tra
3.1. Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ áp dụng đối với DN/HTX/TCK sản xuất cây hằng năm.
3.2. Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu áp dụng đối với các hộ sản xuất cây hằng năm khác.
(Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu trình bày chi tiết trong Phụ lục I)
4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra
4.1. Thời điểm điều tra
Cuộc điều tra được tiến hành theo từng vụ sản xuất.
+ Vụ đông: các tỉnh miền Bắc
+ Vụ xuân: các tỉnh miền Bắc
+ Vụ đông xuân: các tỉnh miền Nam
+ Vụ hè thu: các tỉnh từ Nghệ An trở vào phía Nam
+ Vụ mùa: các tỉnh có gieo trồng vụ mùa
Do mỗi địa phương có thể trồng nhiều loại cây và thời điểm kết thúc thu hoạch của mỗi loại cây cũng khác nhau, vì vậy Tổng cục quy định thời điểm tiến hành điều tra được thực hiện sau khi hầu hết các loại cây hằng năm trong vụ được thu hoạch xong.
4.2. Thời gian điều tra
Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày, bắt đầu từ thời điểm điều tra.
4.3. Phương pháp điều tra
Áp dụng hai phương pháp dưới đây để thu thập thông tin:
- Thu thập số liệu trực tiếp
Thực hiện thu thập số liệu trực tiếp đối với hộ: Điều tra viên đến từng hộ được chọn, thực hiện phỏng vấn trực tiếp người nắm được thông tin về sản xuất cây hằng nămcủa hộ để ghi vào phiếu điều tra.
- Thu thập số liệu gián tiếp
Thực hiện thu thập số liệu gián tiếp đối với các DN/HTX/TCK. Cơ quan Thống kê hướng dẫn phương pháp ghi và hoàn thiện phiếu điều tra cho đơn vị;
Lưu ý:
- Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ, cán bộ phụ trách sản xuất của doanh nghiệp, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ, doanh nghiệp đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác của hộ và các hộ lân cận.
- Đối với các hộ mẫu được chọn để điều tra cây hằng năm trọng điểm: điều tra viên chỉ thu thập thông tin về loại cây trọng điểm được chọn để điều tra. Đối với các hộ mẫu được chọn để điều tra nhóm cây hằng năm khác còn lại, điều tra viên thu thập thông tin của tất cả các loại cây hằng năm khác mà hộ thực tế có gieo trồng, thu hoạch. Đối với doanh nghiệp: thu thập thông tin về các loại cây hằng năm (bao gồm cả cây lúa) mà doanh nghiệp thực tế có gieo trồng, thu hoạch. Tuỳ theo tập quán từng địa phương, diện tích và sản lượng có thể được tính theo đơn vị riêng, điều tra viên cần quy đổi ra đơn vị quy định chung là kg/tấn đối với sản lượng, m2/ha đối với diện tích để ghi vào phiếu điều tra.
- Sản lượng thực thu của doanh nghiệp, hộ được tính trên toàn bộ diện tích mà doanh nghiệp, hộ trực tiếp quản lý, sản xuất trong phạm vi địa lý của huyện/tỉnh. Bao gồm cả diện tích khai hoang, nhận khoán, đấu thầu, đi thuê, xâm lấn… Để thu thập thông tin về sản lượng tại các hộ mẫu, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch, không thu thập số liệu về năng suất và tuyệt đối không dùng năng suất ước tính để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.
Trong quá trình thu thập số liệu, điều tra viên cần làm tốt công tác tư tưởng cho người cung cấp thông tin để bảo đảm số liệu thu được có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực tế kết quả sản xuất của hộ và doanh nghiệp. Nếu có sự chênh lệch lớn với các hộ mẫu khác, doanh nghiệp khác thì điều tra viên cần tìm hiểu nguyên nhân và xác minh lại thông tin, đảm bảo nguyên tắc phản ánh đúng kết quả sản xuất thực tế.
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY HẰNG NĂM
(Ban hành theo Quyết định số 570/QĐ-TCTK ngày 25 tháng 7 năm 2018
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1. Mục đích, yêu cầu điều tra
1.1. Mục đích điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin về năng suất, sản lượng và doanh thu từng loại cây hằng năm trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh của ngành trồng trọt; đáp ứng yêu cầu quản lý, đánh giá kết quả sản xuất, cân đối tiêu dùng; lập kế hoạch, quy hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất cây hằng năm của các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin khác.
1.2. Yêu cầu điều tra
Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.
Kết quả điều tra phải phản ánh đầy đủ, khách quan, kịp thời, chính xác tình hình, kết quả sản xuất cây hằng năm trên phạm vi cả nước.
2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra
2.1. Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) thuộc các loại hình kinh tế.
2.2. Đối tượng điều tra
Là các loại cây hằng năm.
2.3. Đơn vị điều tra
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác (sau đây viết tắt là DN/HTX/TCK) sản xuất cây hằng năm;
- Hộ sản xuất cây hằng năm khác (bao gồm hộ sản xuất cây hằng năm quy mô nhỏ và quy mô trang trại).
3. Loại điều tra
3.1. Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ áp dụng đối với DN/HTX/TCK sản xuất cây hằng năm.
3.2. Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu áp dụng đối với các hộ sản xuất cây hằng năm khác.
(Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu trình bày chi tiết trong Phụ lục I)
4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra
4.1. Thời điểm điều tra
Cuộc điều tra được tiến hành theo từng vụ sản xuất.
+ Vụ đông: các tỉnh miền Bắc
+ Vụ xuân: các tỉnh miền Bắc
+ Vụ đông xuân: các tỉnh miền Nam
+ Vụ hè thu: các tỉnh từ Nghệ An trở vào phía Nam
+ Vụ mùa: các tỉnh có gieo trồng vụ mùa
Do mỗi địa phương có thể trồng nhiều loại cây và thời điểm kết thúc thu hoạch của mỗi loại cây cũng khác nhau, vì vậy Tổng cục quy định thời điểm tiến hành điều tra được thực hiện sau khi hầu hết các loại cây hằng năm trong vụ được thu hoạch xong.
4.2. Thời gian điều tra
Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày, bắt đầu từ thời điểm điều tra.
4.3. Phương pháp điều tra
Áp dụng hai phương pháp dưới đây để thu thập thông tin:
Thu thập số liệu trực tiếp
Thực hiện thu thập số liệu trực tiếp đối với hộ: Điều tra viên đến từng hộ được chọn, thực hiện phỏng vấn trực tiếp người nắm được thông tin về sản xuất cây hằng nămcủa hộ để ghi vào phiếu điều tra.
Thu thập số liệu gián tiếp
Thực hiện thu thập số liệu gián tiếp đối với các DN/HTX/TCK. Cơ quan Thống kê hướng dẫn phương pháp ghi và hoàn thiện phiếu điều tra cho đơn vị;
Lưu ý:
- Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ, cán bộ phụ trách sản xuất của doanh nghiệp, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ, doanh nghiệp đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác của hộ và các hộ lân cận.
- Đối với các hộ mẫu được chọn để điều tra cây hằng năm trọng điểm: điều tra viên chỉ thu thập thông tin về loại cây trọng điểm được chọn để điều tra. Đối với các hộ mẫu được chọn để điều tra nhóm cây hằng năm khác còn lại, điều tra viên thu thập thông tin của tất cả các loại cây hằng năm khác mà hộ thực tế có gieo trồng, thu hoạch. Đối với doanh nghiệp: thu thập thông tin về các loại cây hằng năm (bao gồm cả cây lúa) mà doanh nghiệp thực tế có gieo trồng, thu hoạch. Tuỳ theo tập quán từng địa phương, diện tích và sản lượng có thể được tính theo đơn vị riêng, điều tra viên cần quy đổi ra đơn vị quy định chung là kg/tấn đối với sản lượng, m2/ha đối với diện tích để ghi vào phiếu điều tra.
- Sản lượng thực thu của doanh nghiệp, hộ được tính trên toàn bộ diện tích mà doanh nghiệp, hộ trực tiếp quản lý, sản xuất trong phạm vi địa lý của huyện/tỉnh. Bao gồm cả diện tích khai hoang, nhận khoán, đấu thầu, đi thuê, xâm lấn… Để thu thập thông tin về sản lượng tại các hộ mẫu, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch, không thu thập số liệu về năng suất và tuyệt đối không dùng năng suất ước tính để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.
Trong quá trình thu thập số liệu, điều tra viên cần làm tốt công tác tư tưởng cho người cung cấp thông tin để bảo đảm số liệu thu được có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực tế kết quả sản xuất của hộ và doanh nghiệp. Nếu có sự chênh lệch lớn với các hộ mẫu khác, doanh nghiệp khác thì điều tra viên cần tìm hiểu nguyên nhân và xác minh lại thông tin, đảm bảo nguyên tắc phản ánh đúng kết quả sản xuất thực tế.