Tiêu chí thu nhập trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung quan trọng, dễ biến động và được đánh giá là khó hoàn thành. Xác định điều đó, xã Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành tiêu chí này.
Là địa phương có kế hoạch về đích NTM nâng cao trong năm nay, đến thời điểm này, xã Nghĩa Lộ đã cơ bản hoàn thành 16/19 tiêu chí, trong đó, tiêu chí thu nhập đã được quan tâm thực hiện từ lâu.
Mục tiêu xây dựng NTM của xã là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tiệm cận với khu vực đô thị. Bên cạnh đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa, xã tiếp tục tập trung phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Đồng thời quan tâm xây dựng các nông sản có sức cạnh tranh cao; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tại xã; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch...
Hiện trên địa bàn xã có 02 Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn: Lợn thịt: quy mô từ 3000 đến 5000 con/lứa; 2,5 lứa/năm. Lợn nái: 1.000 nái sinh sản, lợn con xuất chuồng 2,4 lứa/năm, 2.900 con/lứa. Là đơn vị có diện tích chè lớn nhất khu vực Miền Tây với diện tích là 443,6 ha, hàng năm cho sản lượng trên 8.500 tấn chè búp tươi, trong đó sản lượng chè búp tươi chất lượng cao 7.500 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 91.809 con trong đó đàn gia súc là: 19.776 con, Gia cầm là: 72.033 con. Diện tích lúa 2 vụ 172 ha, trong đó trên 110 ha là các giống lúa thuần chất lượng cao. Với 3 Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (Gạch, chè, ván bóc), giá trị sản xuất bình quân đạt 2,4 tỷ đồng/tháng; lĩnh vực thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực với 254 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trong đó lĩnh vực Công nghiệp 61 hộ, lĩnh vực vận tải hàng hóa là 9 hộ, có 01 doanh nghiệp xăng dầu Quân đội, có 04 nhà nghỉ, 28 quán ăn giải khát... Hệ thống thương mại dịch vụ phát triển mạnh với 184 hộ kinh doanh cá thể, dịch vụ trên các lĩnh vực buôn bán hàng hoá nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì. Các cơ sở sản xuất tư nhân tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, mộc dân dụng, sản xuất gia công gỗ ván bóc phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ tập trung vào các lĩnh vực như: Đầu tư kinh doanh máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, xay sát, máy bóc gỗ, máy xẻ gỗ... Trên địa bàn có 1 công ty sản xuất, chế biến chè, 1 Nhà máy sản xuất gạch tuynel, 2 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng mỗi năm tạo việc làm cho hàng trăm lao động có mức thu nhập ổn định từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.
Về du lịch: Hàng năm tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, lễ hội Hoa đào, chương trình Vườn đào vào xuân, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của xã... thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan, trải nghiệm.
Ngành nghề nông thôn: Trên địa bàn có 04 hợp tác xã, trong đó có 01 HTX dịch vụ tổng hợp hoạt động theo đúng luật HTX năm 2012, 01 HTX mộc dân dụng, 01 HTX dịch vụ nông nghiệp và 01 HTX kinh doanh buôn bán tổng hợp.
Ảnh: quy trình sản xuất gạch Tuy nen, của Công ty cổ phần Quang Thịnh
Bên cạnh đó, xã chú trọng khai thác thế mạnh đất nông nghiệp để triển khai quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giảm dần diện tích trống, phát triển diện tích cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Vận động người dân tận dụng diện tích đất bỏ hoang, cải tạo đất trống để trồng những loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao như ổi, cam, mía tím, thanh long… Đến nay vùng trồng cây ăn quả của xã có hơn 90ha cây ổi lai lê, hơn 50ha cây trồng có múi, cùng các loại cây nông nghiệp khác cho giá trị kinh tế cao. Người dân xã từng bước thay đổi tư duy, thói quen canh tác, hướng đến nền sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp, an toàn, bền vững hơn.
Với các mô hình trồng cây ăn quả, trong đó có các mô hình kinh tế cho thu nhập cao như: khu vườn đồi của ông Đức có 400 gốc thanh long ruột đỏ, 100 cây mận tam hoa, 20 cây táo lai lê và 30 cây hồng xiêm xoài, gần 100 gốc vú sữa Hoàng Kim. Hàng năm, gia đình ông Đức cung cấp ra thị trường trên 10 tấn quả các loại, mang lại thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Đoàn Văn Yêm ở thôn 9 lại là một vùng chuyên canh cam, quýt rộng 1,8 ha với 20 giống cam, quýt khác nhau: BH, V2, CT36... Gia đình ông Yêm có 6 ha đất trồng rừng, song đã xin chuyển 1,8 ha sang trồng cây ăn quả có múi từ những năm 2010. Hàng năm thu bình quân trên 20 tấn quả, thu nhập trên 300 triệu đồng.
Gia đình ông Đức, ông Yêm chỉ là 2 trong số gần 200 hộ dân ở xã Nghĩa Lộ trồng cây ăn quả. Từ cây ăn quả, nhiều hộ dân nơi đây không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá giả. Cả xã Nghĩa Lộ cũng trở thành vùng cây trái ngọt lành, đa dạng chủng loại: na, nhãn, thanh long, táo, ổi, cam, mận... với tổng diện tích là 242 ha, hàng năm, cung cấp ra thị trường trên 500 tấn quả các loại.
Ảnh: Vườn cây ăn quả của ông Nguyễn Thế Yêm thôn 9 xã Nghĩa Lộ
Sản phẩm quả nông sản ở xã Nghĩa Lộ trở thành thứ hàng hóa đặc sản mỗi khi du khách đến với các huyện, thị miền Tây của tỉnh. Để tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng xu thế tiêu dùng của thị trường, xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia nâng tầm cho các sản phẩm từ cây ăn quả bằng Chương trình OCOP.
Tính đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người của xã Nghĩa Lộ ước đạt 51,3 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân năm 2015 khoảng 36 triệu đồng. Ngày 23/12/2022, với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Trao đổi với chúng tôi, Đồng chí Vũ Thị Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ khẳng định: "Những năm qua, địa phương đã tập trung phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân, tạo động lực thi đua sôi nổi, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra; quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững; đời sống nhân dân được nâng cao; nhân dân được thụ hưởng thành quả từ chính công sức đóng góp XDNTM của mình đã tạo nên nền tảng vững chắc để xã tiếp tục XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong tương lai không xa”.
Lê Loan
Tiêu chí thu nhập trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung quan trọng, dễ biến động và được đánh giá là khó hoàn thành. Xác định điều đó, xã Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành tiêu chí này.
Là địa phương có kế hoạch về đích NTM nâng cao trong năm nay, đến thời điểm này, xã Nghĩa Lộ đã cơ bản hoàn thành 16/19 tiêu chí, trong đó, tiêu chí thu nhập đã được quan tâm thực hiện từ lâu.
Mục tiêu xây dựng NTM của xã là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tiệm cận với khu vực đô thị. Bên cạnh đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa, xã tiếp tục tập trung phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Đồng thời quan tâm xây dựng các nông sản có sức cạnh tranh cao; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tại xã; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch...
Hiện trên địa bàn xã có 02 Công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn: Lợn thịt: quy mô từ 3000 đến 5000 con/lứa; 2,5 lứa/năm. Lợn nái: 1.000 nái sinh sản, lợn con xuất chuồng 2,4 lứa/năm, 2.900 con/lứa. Là đơn vị có diện tích chè lớn nhất khu vực Miền Tây với diện tích là 443,6 ha, hàng năm cho sản lượng trên 8.500 tấn chè búp tươi, trong đó sản lượng chè búp tươi chất lượng cao 7.500 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 91.809 con trong đó đàn gia súc là: 19.776 con, Gia cầm là: 72.033 con. Diện tích lúa 2 vụ 172 ha, trong đó trên 110 ha là các giống lúa thuần chất lượng cao. Với 3 Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (Gạch, chè, ván bóc), giá trị sản xuất bình quân đạt 2,4 tỷ đồng/tháng; lĩnh vực thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực với 254 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, trong đó lĩnh vực Công nghiệp 61 hộ, lĩnh vực vận tải hàng hóa là 9 hộ, có 01 doanh nghiệp xăng dầu Quân đội, có 04 nhà nghỉ, 28 quán ăn giải khát... Hệ thống thương mại dịch vụ phát triển mạnh với 184 hộ kinh doanh cá thể, dịch vụ trên các lĩnh vực buôn bán hàng hoá nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì. Các cơ sở sản xuất tư nhân tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, mộc dân dụng, sản xuất gia công gỗ ván bóc phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ tập trung vào các lĩnh vực như: Đầu tư kinh doanh máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, xay sát, máy bóc gỗ, máy xẻ gỗ... Trên địa bàn có 1 công ty sản xuất, chế biến chè, 1 Nhà máy sản xuất gạch tuynel, 2 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng mỗi năm tạo việc làm cho hàng trăm lao động có mức thu nhập ổn định từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng.
Về du lịch: Hàng năm tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, lễ hội Hoa đào, chương trình Vườn đào vào xuân, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của xã... thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan, trải nghiệm.
Ngành nghề nông thôn: Trên địa bàn có 04 hợp tác xã, trong đó có 01 HTX dịch vụ tổng hợp hoạt động theo đúng luật HTX năm 2012, 01 HTX mộc dân dụng, 01 HTX dịch vụ nông nghiệp và 01 HTX kinh doanh buôn bán tổng hợp.
Ảnh: quy trình sản xuất gạch Tuy nen, của Công ty cổ phần Quang Thịnh
Bên cạnh đó, xã chú trọng khai thác thế mạnh đất nông nghiệp để triển khai quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giảm dần diện tích trống, phát triển diện tích cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Vận động người dân tận dụng diện tích đất bỏ hoang, cải tạo đất trống để trồng những loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao như ổi, cam, mía tím, thanh long… Đến nay vùng trồng cây ăn quả của xã có hơn 90ha cây ổi lai lê, hơn 50ha cây trồng có múi, cùng các loại cây nông nghiệp khác cho giá trị kinh tế cao. Người dân xã từng bước thay đổi tư duy, thói quen canh tác, hướng đến nền sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp, an toàn, bền vững hơn.
Với các mô hình trồng cây ăn quả, trong đó có các mô hình kinh tế cho thu nhập cao như: khu vườn đồi của ông Đức có 400 gốc thanh long ruột đỏ, 100 cây mận tam hoa, 20 cây táo lai lê và 30 cây hồng xiêm xoài, gần 100 gốc vú sữa Hoàng Kim. Hàng năm, gia đình ông Đức cung cấp ra thị trường trên 10 tấn quả các loại, mang lại thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Đoàn Văn Yêm ở thôn 9 lại là một vùng chuyên canh cam, quýt rộng 1,8 ha với 20 giống cam, quýt khác nhau: BH, V2, CT36... Gia đình ông Yêm có 6 ha đất trồng rừng, song đã xin chuyển 1,8 ha sang trồng cây ăn quả có múi từ những năm 2010. Hàng năm thu bình quân trên 20 tấn quả, thu nhập trên 300 triệu đồng.
Gia đình ông Đức, ông Yêm chỉ là 2 trong số gần 200 hộ dân ở xã Nghĩa Lộ trồng cây ăn quả. Từ cây ăn quả, nhiều hộ dân nơi đây không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá giả. Cả xã Nghĩa Lộ cũng trở thành vùng cây trái ngọt lành, đa dạng chủng loại: na, nhãn, thanh long, táo, ổi, cam, mận... với tổng diện tích là 242 ha, hàng năm, cung cấp ra thị trường trên 500 tấn quả các loại.
Ảnh: Vườn cây ăn quả của ông Nguyễn Thế Yêm thôn 9 xã Nghĩa Lộ
Sản phẩm quả nông sản ở xã Nghĩa Lộ trở thành thứ hàng hóa đặc sản mỗi khi du khách đến với các huyện, thị miền Tây của tỉnh. Để tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng xu thế tiêu dùng của thị trường, xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia nâng tầm cho các sản phẩm từ cây ăn quả bằng Chương trình OCOP.
Tính đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người của xã Nghĩa Lộ ước đạt 51,3 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân năm 2015 khoảng 36 triệu đồng. Ngày 23/12/2022, với sự thống nhất cao, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh đã thống nhất xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Trao đổi với chúng tôi, Đồng chí Vũ Thị Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lộ khẳng định: "Những năm qua, địa phương đã tập trung phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân, tạo động lực thi đua sôi nổi, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra; quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững; đời sống nhân dân được nâng cao; nhân dân được thụ hưởng thành quả từ chính công sức đóng góp XDNTM của mình đã tạo nên nền tảng vững chắc để xã tiếp tục XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong tương lai không xa”.
Lê Loan